Một ngày đi kiến tập tại doanh nghiệp thực tế sẽ như thế nào?

Với phương châm đào tạo theo định hướng ứng dụng, giảng đường dạy và học của thầy và trò Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế- ĐHQGHN (SBA) không chỉ là những giờ lên lớp mà còn là những chuyến “đi thực tế- học thực chiến” ngay tại doanh nghiệp, giúp các bạn sinh viên tiếp cận với môi trường doanh nghiệp cũng như các khâu quy trình để sản xuất ra sản phẩm.



Nối tiếp thành công của những chuyến kiến tập trước đó, ngày 17/5/2024 vừa qua, Viện QTKD đã tổ chức chuyến tham quan doanh nghiệp thực tế tại Nhà máy may KLW, trực thuộc Tập đoàn Nagakawa. Đoàn tham quan thực tế của Viện Quản trị Kinh doanh có sự đồng hành của TS. Bùi Thị Quyên- Phó chủ nhiệm bộ môn Văn hoá doanh nghiệp, Th.s Lê Nguyễn Hồng Phương- Giảng viên bộ môn Quản trị chiến lược- cùng 42 sinh viên lớp QH-2023E- QTKD 1. Đại diện phía Nhà máy may KLW có: Ông Nguyễn Đức Anh Vũ- Giám đốc Nhà máy KLW, Bà Trần Bảo Châu- Giám đốc Marketing của tập đoàn Nagakawa.

Mở đầu buổi thực tế doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Anh Vũ- Giám đốc Nhà máy KLW đã giới thiệu tổng quan ngành công nghiệp dệt may, xuất khẩu ngành may mặc của nước ta. Bên cạnh đó, ông cũng tập trung chia sẻ  về lịch sử hình thành và phát triển qua các giai đoạn 2013 đến nay của Nhà máy KLW- công ty con của Tập đoàn Nagakawa. Đặc biệt, Ông Vũ giới thiệu chi tiết các hãng thời trang nổi tiếng toàn cầu là khách hàng của KLW như Puma, Masters, Hugo Boss, Eddie Bauer, Alo, Toray,... điều này cho thấy mức độ chất lượng và uy tín của Nhà máy đã được các hãng công nhận. Bằng chứng kim chỉ nam của Nhà máy là cam kết sản phẩm 100%  chất lượng “Extreme on quality knitted garments”. Ông nhấn mạnh, muốn nâng cao hiệu suất, KLW phải áp dụng phương pháp Lean principles của Japan Industry Standard.

Không chỉ chú trọng vào sản phẩm, KLW cũng hoàn thành sứ mệnh của mình với xã hội “ Corporate social responsibility”, trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường. Minh chứng hữu hình là KLW là một thành viên của Better World- chương trình phối hợp của Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổ chức Tài chính Quốc tế nhằm đánh giá các tiêu chuẩn lao động quốc tế và luật pháp quốc gia. Cụ thể, Tổ chức chú trọng thu hút nguồn lao động chất lượng và khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, tăng năng suất lao động, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp từ việc cải thiện môi trường làm việc,...

Để hiểu biết thêm về quy trình sản xuất ra một sản phẩm áo/ quần, Cô và trò Viện QTKD đã được Giám đốc nhà máy dẫn đi thăm quan khu làm việc của các công nhân viên nơi đây. Sinh viên được trải nghiệm khu may, kho vải, check logo màu vải, khu vực ép nhiệt, khu vực là, khu vực hoàn thiện ( kiểm tra chỉ thừa, logo), và có buổi trải nghiệm nhà ăn trước khi kết thúc chuyến tham quan và tiễn khách. Bên cạnh đó còn có những câu hỏi thú vị và những món quà giá trị mà quý Công ty đã đem tới cho Cô và trò Viện QTKD. Chúc mừng các bạn Trần Khánh Vân, Nguyễn Ngọc Nhi và Vũ Thị Ngọc Châm đã trả lời đúng và nhận những phần quà từ tập đoàn Nagakawa. Đây sẽ là buổi đi thực tế đáng nhớ của cô và trò Viện Quản trị Kinh doanh khi đã có cho mình những trải nghiệm rất thú vị cùng với rất nhiều kiến thức về một lĩnh vực mới mẻ và hiểu rõ hơn quy trình để sản xuất ra một sản phẩm may mặc. Thay mặt Cô và trò Viện Quản trị Kinh doanh, Th.S Lê Nguyễn Hồng Phương đã gửi lời cảm ơn về sự đón tiếp nồng nhiệt, chu đáo của doanh nghiệp. Đồng thời, TS Bùi Thị Quyên cũng mong muốn sẽ có những kết nối tốt đẹp, mạnh mẽ hơn giữa nhà trường và doanh nghiệp trong tương lai. 


TS. Bùi Thị Quyên, Trần Khánh Vân, Hà Tùng Lâm, Ngô Khánh Huyền, Phí Mạnh Quân, Viện QTKD Tham quan


Các tin khác