Sứ mệnh - Tầm nhìn

Khoa Kinh tế Phát triển là một đơn vị trực thuộc của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN. Sự phát triển năng động và hài hoà của Khoa là nhân tố góp phần nâng cao vị thế khoa học của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, thông qua đó, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn của đất nước trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Định hướng đến năm 2030, Khoa Kinh tế Phát triển sẽ trở thành đơn vị hàng đầu quốc gia về đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế phát triển.



1. Sứ mệnh:
Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao ở bậc đại học và sau đại học với định hướng trở thành nhà lãnh đạo của các tổ chức công và doanh nghiệp, chuyên gia phân tích chính sách và dữ liệu kinh tế, các nhà hoạch định chính sách và chiến lược gia, cũng như các doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo; tiến hành nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và tham gia hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế phát triển, nhằm đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội chung; tạo môi trường thuận lợi để hình thành, nuôi dưỡng và phát triển tài năng về kinh tế và quản trị hiện đại.
2. Tầm nhìn:
Vào năm 2030, Khoa sẽ được biết đến như một cơ sở hàng đầu trong đào tạo và nghiên cứu về Kinh tế phát triển tại Việt Nam, với các chương trình được cấp chứng nhận kiểm định chất lượng bởi các tổ chức quốc tế uy tín.
3. Giá trị cốt lõi:
- Khuyến khích sáng tạo, nuôi dưỡng say mê
- Tôn trọng sự khác biệt, thúc đẩy hợp tác
- Coi trọng chất lượng, hiệu quả
- Đảm bảo hài hòa, phát triển bền vững
4. Chiến lược phát triển:
(1) Tăng quy mô tuyển sinh gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Khoa đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt mức tăng trưởng số lượng người học là 16% mỗi năm. 
(2) Phát triển và đa dạng hóa các chương trình đào tạo. Rà soát, xây dựng các chương trình đào tạo ngành kinh tế phát triển phù hợp với các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật. Cập nhật các chương trình đào tạo đại học, bao gồm các chuyên ngành mới như Tin học Kinh tế và Khoa học Dữ liệu; Kinh tế Đầu tư và Phát triển. Xây dựng chương trình đào tạo sau đại học mới, bao gồm Tiến sĩ về Kinh tế Phát triển và Thạc sĩ về Phân tích Dữ liệu Kinh tế và Kinh doanh. 
(3) Chương trình đào tạo Cử nhân Kinh tế Phát triển được ACBSP chứng nhận trong giai đoạn 2025-2030.
(4) Tăng cường hoạt động của các nhóm nghiên cứu mạnh. Phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học, trong đó tập trung vào nghiên cứu ứng dụng.
(5) Gia tăng cả về số lượng và chất lượng của các ấn phẩm quốc tế thuộc hệ thống WoS/Scopus. Phấn đấu đạt tỷ lệ hàng năm trung bình 01 giảng viên Tiến sĩ có 01 bài báo công bố trên các tạp chí thuộc danh mục WoS/Scopus. Tăng cường chuyển giao tư vấn chính sách và các sản phẩm khác. 
(6) Phát triển quan hệ hợp tác nghiên cứu và đào tạo với các tổ chức, doanh nghiệp và trường đại học trong nước và quốc tế; Thúc đẩy thực hiện các dự án nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên và đóng góp vào đề xuất các chính sách phát triển kinh tế và xã hội.
(7) Tăng tỷ lệ giảng viên cơ hữu thêm 12% mỗi năm. 
(8) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và AI trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu.


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN