Các đối tác nước ngoài của Chương trình Thạc sĩ Quản trị các Tổ chức tài chính

Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính là chương trình đào tạo chất lượng cao được Trường Đại học Kinh tế đầu tư trọng điểm nhằm khẳng định uy tín, thương hiệu của Trường và thể hiện tính tiên phong trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Chương trình nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các đối tác uy tín nước ngoài trong việc tư vấn xây dựng chương trình cũng như trong suốt quá trình tổ chức đào tạo.


Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính là chương trình đào tạo chất lượng cao được Trường Đại học Kinh tế đầu tư trọng điểm nhằm khẳng định uy tín, thương hiệu của Trường và thể hiện tính tiên phong trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Chương trình nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các đối tác uy tín nước ngoài trong việc tư vấn xây dựng chương trình cũng như trong suốt quá trình tổ chức đào tạo.

Ngay khi hình thành ý tưởng xây dựng chương trình, Trường Đại học Kinh tế đã định hướng thiết kế chương trình thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính theo hướng hiện đại, mang đậm tính quốc tế, đáp ứng tốt các yêu cầu thực tiễn đặt ra đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu về nhân sự cấp cao có khả năng phân tích, tư vấn, quản trị chiến lược và quản trị rủi ro trong các ngân hàng và các tổ chức tài chính ngày càng trở nên cấp bách. Chương trình đã được các chuyên gia đến từ Trường đại học California State University Long Beach (CSULB) tư vấn về các học phần trong chương trình, nội dung các chuyên đề và cách thức tổ chức đào tạo của chương trình. Trường California State University Long Beach (CSULB) thành lập năm 1949, tại bang California, Mỹ. CSULB nằm trong nhóm trường Đại học Quốc gia hạng 1 và là trường Đại học thành viên lớn thứ 2 của hệ thống trường đại học công lập bang California (California State University System) và cũng là trường có số lượng SV đăng ký nhiều thứ 3 của bang. Trường được tạp chí US News & World Report xếp hạng 4 trong danh sách những trường công lập hàng đầu của bờ Tây nước Mỹ (Top public universities in the West) và cũng là một trong 5 trường đại học công lập có chương trình đào tạo Thạc sỹ tốt nhất bờ Tây nước Mỹ từ năm 2005 - 2011. Hàng năm, CSULB liên tục được công nhận danh hiệu “America’s Best Value Colleges” do tạp chí danh tiếng Princeton Review bình chọn. Năm 2007, trường được xếp hạng là trường Đại học Công lập tốt thứ 3 tại Mỹ, và trường cũng là trường duy nhất trong hệ thống California State University được công nhận danh hiệu trên vào năm 2009 và 2010. Đội ngũ giáo sư của trường nổi tiếng và được công nhận rộng rãi bởi sự sáng tạo trong giảng dạy, các hoạt động nghiên cứu cùng với các kết quả nổi bật trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong giảng dạy, góp phần nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên. Các chuyên gia của Trường CSULB đã trực tiếp đến Trường Đại học Kinh tế để tư vấn, trao đổi và bày tỏ sẵn sàng hợp tác khi chương trình được triển khai đào tạo. Trường Đại học Kinh tế đã ký MOU với Trường Đại học CSULB trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu.

Nếu Trường Đại học CSULB hỗ trợ Trường Đại học Kinh tế trong việc tư vấn xây dựng chương trình thì Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) sẽ là người đồng hành cùng Trường Đại học Kinh tế trong suốt quá trình tổ chức đào tạo.

Được thành lập vào năm 1944, Ngân hàng thế giới (WB) ra đời trong khuôn khổ hiệp định tài chính quốc tế Bretton  Ngoài hội sở chính đóng tại Wasington DC, ngân hàng còn có cơ quan đại diên ở các nước thành viên. WB là một nguồn trợ giúp về tài chính và kỹ thuật quan trọng cho các nước đang phát triển trên thế giới. Với sự hợp tác của các cơ quan thành viên, WB cung cấp những nguồn vốn vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp, những khoản viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên với nhiều mục đích khác nhau, bao gồm đầu tư vào giáo dục, y tế, quản lý hành chính, cơ sở hạ tầng, phát triển tài chính và con người, nông nghiệp, và quản lý nguồn lực tự nhiên và môi trường.

Tổ chức tài chính quốc tế IFC là tổ chức được thành lập năm 1956. Mục tiêu hoạt động của IFC là hỗ trợ khu vực tư nhân bằng cách cung cấp các khoản vay dài hạn, đầu tư cổ phần, bảo lãnh, quản lý rủi ro và các dịch vụ tư vấn. Mặc dù là một tổ chức trực thuộc WB nhưng IFC hoạt động khá độc lập. Tại Việt Nam, IFC huy động vốn cho các doanh nghiệp tư nhân có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng thời hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của Việt Nam, giúp Việt Nam thu hút các nhà đầu tư quốc tế vào các lĩnh vực trọng yếu như hạ tầng cơ sở, năng lượng tái tạo và tài chính vi mô. Các chuyên gia của IFC tư vấn giúp các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn và hướng tới khách hàng hơn.

Trong 2 năm gần đây, với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới (World Bank), phối hợp cùng Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN   đã tổ chức thành công chuỗi khóa đào tạo “Quản trị công ty trong ngân hàng” cho lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng thương mại Việt Nam tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.  Một số học phần và các buổi nói chuyện chuyên đề trong chương trình thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính sẽ do các nhà quản trị cấp cao của WB, IFC đảm nhận. Trong thời gian tới, WB và IFC sẽ đồng hành cùng Trường đại học Kinh tế - ĐHQGHN  trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo liên quan tới quản trị các tổ chức tài chính cũng như mở rộng các quan hệ hợp tác khác. Đây là cơ sở để tổ chức đào tạo thành công chương trình Thạc sĩ Quản trị các tổ chức tài chính.


Trịnh Thị Phan Lan