PGS.TS Nguyễn An Thịnh – Một trong Top 4 Giảng viên UEB với các bài báo công bố Quốc tế 6 tháng đầu năm 2021

Trưởng khoa Kinh tế Phát triển



Nhắc đến top những Nhà khoa học của UEB có nhiều công bố quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2021 không thể không nhắc tới PGS.TS Nguyễn An Thịnh. Để có được những thành tích nổi bật với nhiều bài báo quốc tế lớn, đăng trên các tạp chí xếp hạng Q1, Q2 thuộc hệ thống danh mục ISI/Scopus, trước tiên phải xuất phát từ niềm đam mê mãnh liệt với nghiên cứu khoa học.
Đối với PGS.TS Nguyễn An Thịnh, “nghiên cứu khoa học tạo nên giá trị cốt lõi của bản thân”, nên dù hiện tại đang đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau từ quản lý, giảng dạy,... thầy Thịnh vẫn tận dụng tối đa những khoảng thời gian trống ngoài lúc xử lý công việc và cuộc sống riêng để trao đổi chuyên môn, nghiên cứu khoa học, viết sách và viết báo: “Với tôi, nghiên cứu khoa học được duy trì đều đặn như một thói quen hàng ngày”. Phó giáo sư cũng chia sẻ thêm rằng, để gặt hái được những thành quả nhất định còn là sự may mắn khi trong quá trình công tác luôn được các bậc thầy, các đồng nghiệp, đối tác hỗ trợ và hợp tác một cách tích cực để hoàn thành khối lượng công việc lớn với một kết quả tốt nhất.
Các bài báo công bố tạp chí quốc tế của PGS.TS Nguyễn An Thịnh trong 6 tháng đầu năm 2021:
• Diversified responses to contemporary pressures on sloping agricultural land: Thai farmer’s perception of mountainous landscapes in northern Vietnam
• Conflicts in natural resource use on small islands (Ly Son, Vietnam)
• Challenging slopes: Ethnic minority livelihoods, state visions, and land-use land cover change in Vietnam’s northern mountainous borderlands
• Livelihood vulnerability to climate change in the mountains of Northern Vietnam: comparing the Hmong and the Dzao ethnic minority populations
• Impacts of Simulated Acid Rain on the Growth and the Yield of Soybean (Glycine max (L.) Merr.) in the Mountains of Northern Vietnam
• Improving Irrigation Water Use Efficiency of Robusta Coffee (Coffea canephora) Production in Lam Dong Province, Vietnam
PGS.TS Nguyễn An Thịnh cho rằng giảng viên Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN hiện nay đều được đào tạo bài bản tại các trường đại học, viện nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Do đó các thầy cô đều có kiến thức chuyên môn và năng lực nghiên cứu tốt. Nhiều giảng viên đã có công bố rất tốt khi học ở nước ngoài. Tuy nhiên, công bố quốc tế khi công tác tại Việt Nam lại là một thách thức, trong đó quan trọng nhất là thách thức về thời gian và kinh phí cho nghiên cứu
“Đối với những nhà khoa học đang bắt đầu chặng đường NCKH và công bố bài báo trên tạp chí quốc tế tại Việt Nam, tôi cho rằng có 3 yếu tố quan trọng nhất. Yếu tố đầu tiên là sự chăm chỉ. Đây là đức tính quan trọng nhất của người làm nghiên cứu, nhờ đức tính này mà người làm nghiên cứu có thể duy trì công việc một cách thường xuyên và đều đặn, vượt lên trên những áp lực về công việc, gia đình, thu nhập,...- những vấn đề mà nhà khoa học trẻ ít phải đối mặt khi nghiên cứu trong môi trường học thuật ở nước ngoài. Yếu tố thứ hai là tinh thần hợp tác và kỹ năng làm việc nhóm. Phần lớn nghiên cứu hiện nay đều yêu cầu sự phối hợp tham gia thực hiện giữa các nhà khoa học và sự phân công trong nhóm nghiên cứu. Yếu tố cuối cùng là tinh thần học hỏi, cầu thị, sẵn sàng chấp nhận sự khác biệt trong nhóm nghiên cứu để tiếp nhận lý thuyết mới và phương pháp nghiên cứu mới.” – PGS.TS Nguyễn An Thịnh chia sẻ.




Các tin khác