Hôm nay, ngày 31/12/2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (Asian Economic Community - AEC) ra đời trở thành động lực có ý nghĩa to lớn, giúp các quốc gia thành viên kết nối với nhau và cùng nhau mở một thị trường chung, một không gian sản xuất thống nhất; một khu vực phát triển đồng đều; khu vực kinh tế cạnh tranh và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu. Sự kiện lịch sử này đang thu hút sự quan tâm của thế giới.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN ra đời, trở thành 1 trong 3 trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN, cùng với Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng văn hóa - xã hội (ASCC). Sự ra đời của AEC sau 13 năm đàm phán đang hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội phát triển cho toàn khu vực nói chung và các nước thành viên nói riêng, trong đó có Việt Nam.
Trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động hội nhập trong AEC, đặc biệt là các hoạt động nhằm tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ. Dù trình độ phát triển chưa bằng một số nước trong khu vực nhưng Việt Nam là một trong số các thành viên ASEAN có tỷ lệ hoàn thành tốt các biện pháp đề ra trong AEC Blueprint (Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN). Tính chung cho cả giai đoạn từ 2008-2013, theo biểu chấm điểm ASEAN, Việt Nam nằm trong nhóm ba nước hoàn thành tốt nhất các cam kết (sau Singapore và Thái Lan).
Bên cạnh các cơ hội đem đến cho Việt Nam từ hội nhập AEC, những thách thức và các vấn đề đặt ra để Việt Nam có thể hội nhập hiệu quả hơn, để sự hội nhập đó có thể đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam cũng là vấn đề cần được quan tâm. Để góp phần giải quyết vấn đề này, những năm qua, các nhà nghiên cứu - giảng viên của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, đặc biệt là Nhóm nghiên cứu Hội nhập kinh tế quốc tế của Trường, đã thực hiện một loạt nghiên cứu về vận động của AEC, tác động của AEC đến Việt Nam... Các nghiên cứu này đã được công bố và phổ biến rộng rãi thông qua các hội thảo quốc tế, các hội thảo trongnước, các bài phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các ấn phẩm sách - bài báo đăng tạp chí chuyên ngành. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu để bạn đọc cùng tham khảo:
1. Sách
2. Hội thảo
3. Các bài viết tham luận tại các hội thảo quốc tế:
- TS. Nguyễn Anh Thu: ASEAN and EU economic integration: a comparative analysis. The 3rd International Conference on International Relations and Development (ICIRD 2013): “Beyond Borders: Building a Regional Commons in Southeast Asia”,Chulalongkorn University, Bangkok, 22-23 August 2013.
- PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn: Vietnam’s Evolutionary Perspective on Regional and International Economic Integration: 3rd International Conference on International Relations and Development (ICIRD 2013): “Beyond Borders: Building a Regional Commons in Southeast Asia”,
- TS. Nguyễn Mạnh Hùng: From Doi Moi to Participation in the AEC.Chulalongkorn University, Bangkok, 22-23 August 2013.
- PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, TS. Nguyễn Anh Thu: Vietnam’s participation in AEC: opportunities for foreign investors. “Assessing ASEAN’s readiness by country: oportunities, concerns, and preparedness towards the AEC 2015”, Bangkok, September 17, 2013.
4. Bài báo công bố trên các tạp chí chuyên ngành
- TS. Nguyễn Cẩm Nhung: Thailand's Financial Integration in AEC, Tạp chí Vietnam's Socio-Economic Development. tháng 10/2013, trang 49-60, ISSN 0868-359.
- TS. Nguyễn Anh Thu: Năng lực cạnh tranh toàn cầu và khả nămg thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN. Sách: Môi trường đầu tư hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam, tháng 11/2013.
- PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, TS. Nguyễn Anh Thu: Trade integration in ASEAN and Vietnam's economic development. The 38th Annual Conference of FAEA "The ASEAN Community: Integrating Sustainable Urban and Rural Development", 27th-29th November 2013, Nanyang Technological University, Singapore, tháng 11/2013.
- PGS.TS. Hà Văn Hội: Tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN vànhững tác động đến thương mại quốc tế của Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh, tập 29, số 4 (2013) 44-53.
- ThS. Vũ Thanh Hương: Assessing the Committed Integration of Vietnam’s Distribution Services in AEC 2015. VNU Journal of Economics and Business, Vol.29, No.5E (2013) 43-55, 1/2014.
- Th.S Vũ Thanh Hương: "Đánh giá xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN trong bối cảnh ASEAN thực hiện ATIGA". Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3 (168) (2014), tr.38-45.
- PGS.TS Hà Văn Hội: Việt Nam với tiến trình tự do hóa thương mại hướng tới thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4 (169)2014, tháng 4/2014.
- PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, TS. Nguyễn Mạnh Hùng: Cộng đồng kinh tế ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới. Tạp chí Những vấn đề kinh tế & Chính trị Thế giới, tháng 7/2014.
- TS. Nguyễn Anh Thu, Vũ Văn Trung, Nguyễn Thị Hương, Lê Thị Thanh Xuân: Impacts of ASEAN+3 Intergration on Vn’s Trade flows in Fishery sector. Hội thảo quốc tế: International conference on emergy challenges innovation mangement for SMEs (Ichtech 2014) ISBN 978-604-911-955-2, tháng 9/2014.
- TS Nguyễn Cẩm Nhung: Quan hệ đầu tư của ASEAN trong tiến trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Tạp chí Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương, số 436, tháng 10/2014.
- PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn: Nhìn lại tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo “Hội nhập Kinh tế quốc tế: 30 năm nhìn lại và thực tiễn Quảng Ninh”, tháng 12/2014.
- PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, TS. Nguyễn Anh Thu: Việt Nam hội nhập AEC: Cơ hội và thách thức cho phát triển, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 212, tháng 2/2015, ISSN 1859-0012. tr.13-24.
- PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, TS. Nguyễn Anh Thu, ThS. Vũ Thanh Hương: Sự sẵn sàng của Việt Nam đối với hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 447, tháng 8/2015, tr.57-68.
5. Đề tài nghiên cứu
- Nguyễn Hồng Sơn (Chủ nhiệm): Cộng đồng kinh tế ASEAN trong bối cảnh mới của thế giới và sự tham gia của Việt Nam, Mã số KX.01.11/11-15 thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KX.01/11-15, 2013-2015. Xếp loại: Xuất sắc.
- Nguyễn Hồng Sơn (Chủ nhiệm):Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC): Nội dung và lộ trình (Cấp Bộ), Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2007-2008.
6. Bài phỏng vấn, phát biểu trên các phương tiện truyền thông: