PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hoài là giảng viên Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã có nhiều công trình nghiên cứu công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước đặc biệt là các tạp chí trong danh mục ISI và SOPUS với chỉ số trích dẫn cao.
Bài báo “Impact
of green supply chain practices on financial and non-financial performance of
Vietnam's tourism enterprises” của PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hoài và nhóm tác giả được
đăng trên tạp chí Uncertain Supply Chain Management (tạp chí Scopus Q2) với nội dung chính là
đánh giá những tác động của chuỗi cung ứng xanh bao gồm các biến: Chính sách môi trường doanh nghiệp; Chất thải bao bì; Giao thông kinh tế; Tái chế sản phẩm; Năng lực xanh; Quản lý chuỗi cung ứng
xanh; Hiệu
quả môi trường; Danh tiếng; Năng lực cạnh tranh; Hiệu quả tài chính. Các
tác động của quản lý chuỗi cung ứng xanh đến hiệu quả tài chính và hiệu quả phi
tài chính như hiệu quả quản lý môi trường, tăng lợi thế cạnh tranh và cải thiện
hình ảnh của doanh nghiệp, đã được nghiên cứu trên thực tế trong các bối cảnh khác
nhau, đặc biệt trong ngành du lịch như nhà hàng và các dịch vụ đi
kèm,…
Những tác động được nghiên cứu và đánh giá
qua các thang đo với giả thuyết nghiên cứu là:
- H1: Quản lý chuỗi cung ứng xanh có tác động
tích cực đến năng lực cạnh tranh.
- H2: Quản lý chuỗi cung ứng xanh có tác động
tích cực đến danh tiếng của doanh nghiệp.
- H3: Quản lý chuỗi cung ứng xanh có ảnh hưởng
tích cực đến hoạt động môi trường.
- H4: Năng lực cạnh tranh có tác động tích cực
đến hiệu quả hoạt động tài chính.
- H5: Danh tiếng của Doanh nghiệp có ảnh hưởng
tích cực đến hoạt động tài chính.
- H6: Hiệu quả hoạt động của môi trường có
tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động tài chính.
- H7: Quản lý chuỗi cung ứng xanh có tác động
trực tiếp tích cực đến hoạt động Tài chính.
- H8: Năng lực cạnh tranh; Danh tiếng công
ty; Hoạt động môi trường có vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa quản lý
chuỗi cung ứng xanh và hiệu quả tài chính.
Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với
độ tin cậy của các thang đo, nhóm tác
giả khẳng định: Kết quả phân tích đã chỉ ra rằng việc
triển khai quản lý chuỗi cung ứng xanh trong du lịch nói riêng và trong nền
kinh tế nói chung là hết sức cần thiết. Thực hiện quản lý chuỗi cung ứng xanh sẽ
giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường, nâng cao lợi thế cạnh
tranh, tạo hình ảnh uy tín của doanh nghiệp và từ đó nâng cao hiệu quả tài
chính cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thực hiện quản lý chuỗi cung ứng xanh, cần
phải thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, phát triển và ứng dụng công nghệ, từ hoạch định
chính sách và thực hành các nguyên tắc kinh doanh xanh, tạo việc làm và đầu tư
xanh vào cơ sở hạ tầng liên quan đến du lịch, đường bộ. giao thông, sân bay,
công viên và các khu bảo tồn, các thành phố nhằm giảm lượng khí thải carbon một
cách bền vững, cùng với việc thiết kế các công trình xanh.
Với kết quả trên, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở Hà Nội:
- Về mặt lưu trú: Các dịch vụ lưu trú sẽ phải lập kế hoạch sử dụng
năng lượng hiệu quả hơn giống như các chuỗi khách sạn quốc tế Marriott,
Radisson SAS, TUI và Accor Hotels and Resorts thường xuyên tổ chức các chương
trình đào tạo về các vấn đề môi trường như quản lý, xử lý và tái chế chất thải.
Các phương thức quản lý khách sạn như vậy vừa giúp giảm chi phí hoạt động của
khách sạn, giảm thiểu tác động của ngành du lịch đến ô nhiễm môi trường, xây dựng
hình ảnh tốt đẹp của khách sạn, đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp.
- Về phía cơ quan quản lý: Các cơ quan quản lý cần đưa ra một hệ thống tiêu
chuẩn và giấy phép (bao gồm cả việc dán nhãn sinh thái), tiến hành kiểm tra chặt
chẽ các hoạt động gây ô nhiễm môi trường và ban hành các quy định rõ ràng cho
các cơ sở lưu trú. khi gây ô nhiễm môi trường. Các quy định về trách nhiệm gây
ô nhiễm môi trường cũng gắn chặt với việc quản lý nguồn nhân lực.
- Đối với dịch vụ vận
chuyển: Các công ty du lịch không
thể cắt giảm lượng khí thải CO2 bằng phương tiện giao thông, nhưng các công ty
du lịch có thể thiết kế hành trình và sử dụng phương tiện di chuyển cho khách
du lịch tạo ra ít khí thải hơn. Việc tính toán chi phí môi trường trong chi phí
chuyến đi và sử dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không chỉ có
nhiều tác động đến việc giảm thiểu ô nhiễm mà còn góp phần nâng cao nhận thức của
khách du lịch về các vấn đề môi trường.
- Đối với dịch vụ di
chuyển mặt đất, giải trí: Các
công ty lữ hành khi chuyển phần lớn sản phẩm của họ sang các hoạt động du lịch
sinh thái, điển hình nhất là hướng dẫn viên du lịch, văn phòng du lịch địa
phương cần được đào tạo để hướng dẫn khách du lịch tuân thủ các quy định về
hành trình để đảm bảo giảm thiểu tác động đến môi trường và tối đa hóa lợi ích
kinh tế cho các nhà cung cấp dịch vụ du lịch địa phương. Hãng lữ hành cần thiết
kế chương trình để đảm bảo nhu cầu khám phá thiên nhiên, đồng thời bảo vệ thiên
nhiên.
- Đối với dịch vụ nhà
hàng, đồ ăn: Thực phẩm được coi
là nguồn lợi nhuận lớn cho người dân địa phương khi tổ chức du lịch. Tiêu chí
chính đối với các nhà cung cấp thức ăn là chất lượng, độ tin cậy và số lượng thức
ăn được cung cấp kèm theo dịch vụ ăn uống là chuỗi cung ứng và mạng lưới phân
phối giữa các nhà cung cấp nhỏ và khách sạn. Các công ty du lịch nên tổ chức
hành trình khám phá các điểm du lịch với món ăn địa phương, kèm theo đó là những
bài học về sự khan hiếm đặc sản như hải sản, động vật, v.v…
- Đối với dịch vụ du lịch
điểm đến: Trong chuỗi cung ứng dịch
vụ du lịch, dịch vụ du lịch điểm đến cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Chuỗi
du lịch xanh là yêu cầu tất yếu trong cuộc sống hiện nay, đòi hỏi phải thay đổi
chiến lược hoạt động của công ty du lịch từ đào tạo lao động, lựa chọn đối tác,
thiết kế sản phẩm trong chuỗi. Phải tăng cường tuyên truyền thay đổi nhận thức
về du lịch xanh và tạo sức ép để xây dựng chuỗi cung ứng du lịch xanh. Chính phủ
cần xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo chuỗi cung ứng du lịch xanh được
vận hành; khuyến khích các cơ quan du lịch cũng thiết kế các chương trình du lịch
xanh và du lịch có trách nhiệm. Các công ty du lịch và công ty du lịch có trách
nhiệm tuân thủ và tham gia vào chuỗi cung ứng du lịch xanh.
Đây là những khuyến nghị
rất có giá trị thực tiễn đối với ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
và kinh tế số hiện nay./.
>> Bạn đọc có thể đọc toàn văn bài báo qua đường link:
http://growingscience.com/beta/uscm/3923-impact-of-green-supply-chain-practices-on-financial-and-non-financial-performance-of-vietnams-tourism-enterprises.html
PGS.TS
Nguyễn Thị Thu Hoài - Giảng viên Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế
- ĐHQGHN. Bà làm giảng viên tại ĐHQG Hà Nội từ năm 1998 đến nay. Năm 2013 Bà tốt
nghiệp Tiến sĩ tại ĐH Kinh tế - ĐHQGHN. Bà là thành viên nhóm nghiên cứu mạnh về
Kinh tế chính trị hiện đại và nhóm nghiên cứu về Quản lý kinh tế của Trường Đại
học Kinh tế - ĐHQGHN. Đã hoàn thành và nghiệm thu 13 đề tài NCKH các cấp trong
đó có 2 đề tài Trọng điểm cấp Nhà nước, 5 đề tài cấp Bộ; Đã công bố hơn 40 bài
báo và bài viết trong Kỉ yếu Hội thảo khoa học trong đó có 28 bài báo đăng trên
tạp chí chuyên ngành trong nước (có chỉ số ISSN) và 07 bài báo trên tạp chí quốc
tế uy tín; Đã xuất bản 02 giáo trình; Chủ biên và tham gia biên soạn 05 sách
chuyên khảo dành cho đào tạo Đại học và Sau đại học. Bà từng là chuyên gia tư vấn
cao cấp các dự án về phát triển Giáo dục tại Việt Nam của WB, ADB, VNEN, RGEP
và các dự án trực thuộc Bộ GD- ĐT; Thành viên Ban đổi mới và phát triển chương
trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ biên chương trình giáo dục Tài
chính, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật; Thành viên Ban biên tập tạp chí The
Journal of Research in Social Sciences and Language (JSSAL) - CHLB Đức. Nghiên
cứu của bà tập trung vào các hướng chính: Nghiên cứu khủng hoảng tài chính và
tái cấu trúc nền kinh tế sau khủng hoảng; Nghiên cứu toàn cầu hoá và mối quan hệ
giữa độc lập, tự chủ với hội nhập quốc tế; Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp.
Năm 2020, bà là 1 trong 26 nhà khoa học tiêu
biểu có nhiều công bố quốc tế, được ĐHQGHN vinh danh trong Báo cáo thường niên năm 2020.
|
TS. Hoàng Xuân Vinh