Trang Giới thiệu chung
 
Ban hành Triết lý giáo dục của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Quyết định số 4283/QĐ-ĐHKT ngày 31/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN


HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Căn cứ Quyết định số 290/QĐ-TTg ngày 06/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 3568/QĐ-ĐHQGHN ngày 8/10/2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc ban hành Quy định về Tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc ĐHQGHN;
Căn cứ Quyết định số 1224/QĐ-ĐHKT ngày 15/4/2015 của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội;
Căn cứ Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học;
Căn cứ Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học;
Xét đề nghị của Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Trưởng phòng Đào tạo và Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Triết lý giáo dục của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN: “Giáo dục chuẩn quốc tế, kiến tạo, tư duy tự lập, hài hòa, giữ vững bản sắc, trở thành chuyên gia, lãnh đạo”.
Điều 2. Trưởng các đơn vị có trách nhiệm phổ biến chính xác nội dung, ý nghĩa của Triết lý giáo dục tới cán bộ giảng viên, người học và xây dựng nhiệm vụ của đơn vị phù hợp với định hướng phát triển của Nhà trường.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các ông (bà) trưởng đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 
Ý NGHĨA CỦA TRIẾT LÝ GIÁO DỤC
Quốc tế hóa giáo dục, nghiên cứu ứng dụng thực tiễn, tư vấn và cung cấp dịch vụ đào tạo hoàn hảo, tận dụng tối đa hiệu quả kết nối tổng lực để hội nhập, đạt chất lượng quốc tế, và người học trở thành công dân toàn cầu, giữ vững bản sắc dân tộc, có "Tâm - Đức - Trí - Tài" để phụng sự tổ quốc/

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN