Trang Giới thiệu chung
 
Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế




I. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT

Trải qua 45 năm hình thành và phát triển, Khoa Kinh tế Chính trị - Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học Kinh tế chính trị và Quản lý kinh tế hàng đầu của đất nước. Hiện nay, Khoa Kinh tế Chính trị có 3 bộ môn: Kinh tế chính trị, Quản lý kinh tế, Lịch sử  học thuyết kinh tế & Lịch sử kinh tế. Khoa có đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao và say mê nghề nghiệp; đang đào tạo cử nhân kinh tế, , thạc sĩ kinh tế chính trị, thạc sĩ quản lý kinh tế, tiến sĩ Quản lý Kinh tế, tiến sĩ kinh tế chính trị. Hàng ngàn sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp và đang làm việc tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ quan của Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp... 

Cán bộ, giảng viên và sinh viên Kinh tế chính trị đã có hàng trăm bài báo đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế nằm trong danh mục ISI,Scopus. Khoa Kinh tế Chính trị đã chủ trì và hoàn thành hàng chục đề tài khoa học cấp trường, cấp Đại học Quốc gia Hà Nội và cấp nhà nước. Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên được duy trì đều đặn và nhiều sinh viên đã đoạt giải nghiên cứu khoa học các cấp (trong đó có giải nhất Bộ Giáo dục - Đào tạo và giải nhất cấp Đại học Quốc gia Hà Nội). Các hoạt động nghiên cứu khoa học đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo, giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra.

Trong tương lai, Khoa Kinh tế Chính trị sẽ mở thêm các ngành cử nhân kinh tế báo trí truyền thông và cử nhân Kinh tế y tế, thạc sỹ kinh tế báo trí truyền thông, thạc sỹ Quản lý kinh doanh văn hóa nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu của người học.

Đối tác chiến lược về đào tạo và nghiên cứu khoa học của Khoa là Viện Kinh tế & Chính trị Thế giới, Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Đại học KDI (Hàn Quốc), Đại học Nam Đài (Đài Loan), Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc; Trường Đại học Kyoto (Nhật Bản)…

II. LÃNH ĐẠO KHOA
 
Trưởng khoa:
PGS.TS. Trần Đức Hiệp
ĐT: (84-24) 37547506 + 101
Email: hieptd@vnu.edu.vn
Phó trưởng khoa:
PGS.TS Phạm Thi Hồng Điệp
ĐT: (84-24) 37547506 + 101
Email: dieppth@vnu.edu.vn
Phó trưởng khoa:
TS. Tô Thê Nguyên
ĐT: (84-24) 37547506 + 101
Email: tothenguyen@vnu.edu.vn

 
 
III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

- Đào tạo chuyên gia kinh tế chính trị, quản lý kinh tế và cán bộ lãnh đạo

- Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực kinh tế chính trị và quản lý kinh tế

- Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học

- Tư vấn cho Nhà nước về chính sách kinh tế - xã hội

IV. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

- Đào tạo chuyên gia kinh tế chính trị, quản lý kinh tế và cán bộ lãnh đạo

- Nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực kinh tế chính trị và quản lý kinh tế

- Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học

- Tư vấn cho Nhà nước về chính sách kinh tế - xã hội

V. CÁC ĐƠN VỊ THUỘC KHOA
VI. CÁC BẬC, NGÀNH VÀ HỆ ĐÀO TẠO
  • Đào tạo bậc đại học hệ chính quy ngành: Kinh tế Chính trị
  • Đào tạo bậc thạc sĩ ngành: Kinh tế Chính trị, Quản lý kinh tế
  • Đào tạo bậc tiến sĩ ngành: Kinh tế Chính trị
VII. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Các hướng nghiên cứu chủ yếu của khoa:

- Các lý thuyết kinh tế trong lịch sử
- Lý luận về kinh tế chính trị hiện nay trên thế giới
- Những vấn đề kinh tế chính trị Việt Nam hiện nay
- Những vấn đề kinh tế - chính trị thế giới hiện nay
- Quản lý nhà nước trong nền kinh tế hiện đại

Sản phẩm nghiên cứu khoa học của Khoa tập trung vào những vấn đề liên quan đến nội dung giảng dạy của các bộ môn (Kinh tế Chính trị về nền kinh tế chuyển đổi và đổi mới kinh tế; Công nghiệp hóa hiện đại hóa; Các thành phần kinh tế; Phân phối thu nhập ở Việt Nam; Các lý thuyết kinh tế…); Những vấn đề kinh tế bức xúc của đất nước (Vai trò của Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; Xây dựng thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam; Phát triển thị trường khoa học công nghệ…) v.v.

VIII. HỢP TÁC - PHÁT TRIỂN
  • Khoa có mối quan hệ mật thiết với các đối tác truyền thống trong và ngoài của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN như: Viện Kinh tế Chính trị Thế giới, Viện Kinh tế học Việt Nam… và các trường đại học ở Mỹ, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan…
  • Trong thời gian tới, song song với việc củng cố và phát triển quan hệ với các đối tác truyền thống, Khoa sẽ đẩy mạnh việc mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học như: Tìm kiếm thêm các đối tác mới ở Trung Quốc, Nga, Đức, Lào, Campuchia,… các tổ chức quốc tế có uy tín ở Việt Nam, các trung tâm đào tạo để mở các lớp ngắn hạn.

IX. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHƯỚNG PHÁT TRIỂN

- Đến năm 2022, Khoa Kinh tế Chính trị giữ vững là cơ sở đào tạo và nghiên cứu Kinh tế chính trị hàng đầu của đất nước; trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu Kinh tế chính trị và Quản lý kinh tế được biết đến trong khu vực.

- Có khả năng tham gia hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học - Tham gia tư vấn cho các cơ quan nhà nước về chính sách kinh tế - xã hội.

__________________
Địa chỉ liên hệ:

Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Phòng 101, Nhà E4, 144 đường Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Ðiện thoại: (84-24) 37547506 + máy lẻ 100, 101

Email: ktct_kt@vnu.edu.vn

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN