I. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT
Khoa Tài chính - Ngân hàng thuộc Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN có các ưu thế sau đây:
- Các chương trình đào tạo luôn được cập nhật và đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Khoa có mối liên hệ hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng, các doanh nghiệp trong nước và các đối tác đào tạo có uy tín ở nước ngoài.
- Tài chính - Ngân hàng là một ngành được ưu tiên của Trường Đại học Kinh tế và của ĐHQGHN trong đầu tư nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Có ưu thế của một khoa mới thành lập trong việc lựa chọn các chuyên gia có trình độ cao tham gia đào tạo và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.
Ban chủ nhiệm và tập thể cán bộ Khoa Tài chính - Ngân hàng phấn đấu khai thác triệt để các thế mạnh trên, hạn chế tối đa nhược điểm để xây dựng Khoa nói riêng, Trường ĐHKT nói chung ngày càng phát triển.
II. LÃNH ĐẠO KHOA
Phó trưởng khoa phụ trách:
TS. Đinh Thị Thanh Vân
ĐT: (84-24) 37547506 + 552
|
|
Phó trưởng khoa: PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu ĐT: (84-24) 37547506 + 552 | |
III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
1. Chức năng:
Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN có chức năng tổ chức và thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn và hợp tác quốc tế về lĩnh vực tài chính - ngân hàng trong khuôn khổ các hoạt động của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
2. Nhiệm vụ:
- Đào tạo chính quy, tại chức trình độ đại học thuộc lĩnh vực Tài chính và Ngân hàng.
- Đào tạo sau đại học chuyên ngành tài chính và ngân hàng
- Đào tạo và bồi dưỡng ngắn hạn các lĩnh vực Tài chính, Ngân hàng: Đào tạo chức danh ngân hàng, kỹ năng quản trị ngân hàng, quản trị tài chính
- Nghiên cứu và tư vấn về các lĩnh vực đào tạo, pháp lý, nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược tài chính vĩ mô và vi mô…
- Hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Tài chính và Ngân hàng
IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC
V. CÁC BẬC VÀ NGÀNH ĐÀO TẠO
+ Đào tạo thạc sĩ ngành Tài chính - Ngân hàng.
+ Đào tạo đại học chính quy ngành Tài chính - Ngân hàng
Khoa Tài chính - Ngân hàng đã triển khai liên kết đào tạo với các ngân hàng, các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài để tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về tín dụng ngân hàng, quản trị tài chính
VI. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Trên cơ sở phát huy thế mạnh nghiên cứu của các giảng viên và tích hợp với các định hướng nghiên cứu chính của trường, Khoa TCNH đã hình thành được các nhóm nghiên cứu rõ nét, góp phần xác định hướng nghiên cứu chính của Khoa. Trên cơ sở đó, các hoạt động nghiên cứu được cộng hưởng với việc phát triển các dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp, ngân hàng nhằm tối đa hóa các nguồn lực trong Khoa và Trường. Định hướng nghiên cứu chính của Khoa:
- Tái cấu trúc ngân hàng
- Tài chính vi mô
- Quản trị công ty trong ngân hàng
- Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
- Sản phẩm tài chính phái sinh, thị trường tài chính
- Quản trị rủi ro tài chính và mua bán và định giá doanh nghiệp
- Ngân hàng - Tài chính xanh
- Kế toán, kiểm toán, thuế
VII. HỢP TÁC - PHÁT TRIỂN
Mục tiêu của hoạt động hợp tác quốc tế trong thời gian tới của Khoa là:
Xây dựng phát triển các mối quan hệ hợp tác: chủ động mở rộng hợp tác với các trường khác, các tổ chức trong và ngoài nước thông qua cấp Trường, đa dạng hóa các loại hình và đa phương hóa đối tác, để phát huy hơn nữa HTQT với tinh thần hỗ trợ công tác đào tạo và NCKH, tạo điều kiện cho HTQT phát triển.
Tăng cường ký kết thông qua Trường và triển khai thực hiện các văn bản hợp tác với các trường đại học châu Âu (Pháp, Anh...), Canada, Mỹ, Úc... về đào tạo Tài chính Ngân hàng, các bằng tốt nghiệp được trong tương lai sẽ liên kết với các tổ chức quốc tế, nhằm nâng cao chất lượng HTQT ở tất cả các khâu, các mặt và tranh thủ sự hỗ trợ tối đa của các tổ chức, cơ quan nước ngoài để phát triển sự nghiệp đào tạo và NCKH của Khoa và của Trường.
Chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao cho hoạt động HTQT để thực hiện HTQT trong điều kiện hợp tác đôi bên cùng có lợi vì phát triển trong điều kiện đa phương hóa HTQT hiện nay.
Tăng cường cử giảng viên, cán bộ quản lý ra nước ngoài học tập, giảng dạy và nghiên cứu, đồng thời mở rộng việc nhận chuyên gia các nước đến Khoa giảng dạy và nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên của Khoa có cơ hội tiếp cận và hòa nhập trình độ khoa học kỹ thuật của khu vực và thế giới.
Khai thác triệt để các quan hệ HTQT nhằm mở rộng hình thức “du học tại chỗ” cho sinh viên và cán bộ giảng viên. Khai thác có hiệu quả các đối tác: DIV, MB, BIDV, Vndirect, PVI, AI Capital trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học ứng dụng. Tìm kiếm, khai thác thêm các đối tác lớn để thu hút mạng lưới các nhà khoa học, chuyên gia thực tiễn để nâng cao chất lượng giảng dạy đại học và sau đại học. Xây dựng chính sách đối tác nhằm phát triển bền vững trong việc khai thác các chương trình đào tạo chất lượng cao - học phí cao.
______________________
Địa chỉ liên hệ: