Thông tin cho sinh viên
 
Sinh viên ĐHKT cần biết: Tra cứu thông tin, tài liệu tại Trung tâm Thông tin Thư viện - ĐHQGHN

Sinh viên tra cứu tại Trung tâm Thông tin Thư viện ĐHQGHN. Ảnh: Bùi Tuấn


1. Cách tra cứu, tìm kiếm thông tin, tài liệu

1.1 Tra cứu thông qua hệ thống mục lục

Hệ thống mục lục (dùng cho tài liệu xuất bản từ tháng 6/2006 trở về trước) là tập hợp hệ thống phiếu mô tả sách được sắp xếp theo trật tự nhất định. Mỗi tên sách được thể hiện trên 1 phiếu mô tả (tên tác giả, tên sách, năm xuất bản, nhà xuất bản, ký hiệu xếp giá). Có 2 loại mục lục:

- Mục lục chữ cái: Phiếu mô tả được sắp xếp theo thứ tự chữ cái tên tác giả hoặc tên sách (nếu sách không có tác giả hoặc 4 tác giả trở lên)

- Mục lục phân loại: Phiếu mô tả được sắp xếp theo trật tự môn loại khoa học của bảng phân loại DDC của Mỹ

Muốn tìm sách theo dấu hiệu tên tác giả hoặc tên sách, sinh viên vào mục lục chữ cái, còn muốn tìm theo dấu hiệu nội dung tài liệu thì vào mục lục phân loại.

1.2. Tra cứu qua Website/Cổng thông tin của Trung tâm

- Địa chỉ truy cập: http://www.lic.vnu.vn

1.2.1. Tra tìm tài liệu (dữ liệu thư mục)

- Vào mục Tra tìm tài liệu

- Sử dụng menu bên tay trái để chọn CSDL cần tìm (ví dụ: tất cả, sách, luận án, báo tạp chí…)

- Sử dụng giao diện tìm kiếm để tìm tài liệu theo các dấu hiệu như nhan đề, tên tác giả…

- Có thể sử dụng Tìm kiếm nâng cao để kết hợp các yếu tố cần tìm (ví dụ: tác giả và từ khóa, tác giả và tiêu đề…)

1.2.2. Tra tìm tài liệu toàn văn (tài liệu điện tử)

Các CSDL điện tử có thể khai thác dữ liệu toàn văn với điều kiện máy tính truy cập trong mạng nội bộ của ĐHQGHN (VNUnet) theo các địa chỉ đã giới thiệu.

Đối với máy tính ngoài mạng của ĐHQGHN, người dùng phải thiết lập mạng riêng ảo (VPN). File hướng dẫn chi tiết tại http://www.lic.vnu.vn - Mục CSDL trực tuyến.

2. Cách tìm đọc và mượn tài liệu

2.1 Đối với kho kín

2.1.1 Ký hiệu xếp giá

Nguyên tắc cấu tạo: Ký hiệu xếp giá gồm cả phần chữ và phần số, ví dụ: VV - D1/04567

Phần chữ: thể hiện dấu hiệu ngôn ngữ, khổ sách, hình thức của kho sách.

Ngôn ngữ
Khổ sách

Hình thức kho

Tiếng Việt - V

Khổ lớn - L

Kho đọc - D

Tiếng Anh - A

Khổ vừa - V

Kho tra cứu - T

Tiếng Pháp - P

Khổ nhỏ - N

Kho mượn - M

Tiếng Nga - N

 

Kho luận án, luận văn - L

Tiếng Trung - H

 

Kho giáo trình - G

Tiếng Nhật - J

 

Kho lưu chiểu - LC

Tiếng Ả rập - R

 

Đề tài - DT

Tiếng Latinh khác - L

 

Chiến lược - CL (Sách 16+23)

 

Phần số:

Số đứng trước gạch chéo (/) thể hiện dấu hiệu địa điểm kho. Cụ thể như sau:

  • Kho sách Phòng PVBĐ chung: số 0 (ví dụ: D0, G0, L0...)
  • Kho sách tự nhiên của Phòng PVBĐ Thượng Đình: số 1 (D1, M1, T1, L1...)
  • Kho sách xã hội của Phòng PVBĐ Thượng Đình: số 2 (L2, G2, D2, M2...)
  • Kho sách của Phòng PVBĐ Đại học Ngoại ngữ: số 4 (G4, M4, T4...)
  • Kho sách của Phòng PVBĐ Mễ trì: số 5 (D5, T5…)
  • Kho sách khoa Hóa (19 Lê Thánh Tông): số 6 (M6)

Số đứng sau gạch chéo (/) thể hiện đăng ký cá biệt của cuốn sách. Mỗi cuốn sách được gắn với 1 số đăng ký cá biệt duy nhất.

2.1.2. Cách tìm đọc và mượn tài liệu

Sinh viên viết phiếu yêu cầu với đầy đủ các thông tin trên phiếu, chuyển tới cán bộ thư viện và chờ nhận tài liệu.

2.2. Đối với kho mở

2.2.1. Ký hiệu xếp giá

Ký hiệu xếp giá bao gồm: KH phân loại; KH tên tác giả hoặc tên sách; năm xuất bản.

KH phân loại: Tài liệu được sắp xếp theo các môn loại khoa học với trật tự tổng quát như sau:

000 Tin học, thông tin, tác phẩm tổng quát
500 Khoa học tự nhiên
100 Triết học
600 Kỹ thuật
200 Tôn giáo
700 Nghệ thuật
300 Khoa học xã hội
800 Văn học
400 Ngôn ngữ
900 Địa lý và lịch sử

 Từ 10 lớp tổng quát trên, tài liệu lại được phân chia chi tiết đến môn loại sâu nhất theo các ngành học, môn học cụ thể.

Ví dụ:
300 - Khoa học xã hội
310 - Sưu tập thống kê tổng quát
320 - Khoa học chính trị
330 - Kinh tế học
340 - Luật pháp
...................
331 - Kinh tế học lao động
332 - Kinh tế học tài chính
333 - Kinh tế học đất đai và năng lượng
...
337 - Kinh tế học quốc tế
338 - Sản xuất
339 - Kinh tế học vĩ mô và các vấn đề liên quan
 ...

- KH tên tác giả/tên sách: gồm 3 chữ cái đầu là họ tên tác giả hoặc tên sách (nếu sách không có tác giả, hoặc 4 tác giả trở lên).

2.2.2. Cách tìm tài liệu và mượn tài liệu

- Sinh viên xem các bảng chỉ dẫn chủ đề phân loại trên giá để tiếp cận với các ngăn giá tài liệu

- Nếu đọc tại chỗ: sinh viên tự lấy tài liệu trên giá và mang ra bàn đọc

- Nếu mượn về nhà: sinh viên tự lấy tài liệu và mang đến quầy thủ thư làm thủ tục mượn


Trường ĐHKT - ĐHQGHN