Ngành Kinh tế quốc tế hiện đang là một trong những ngành học “hot” ở nước ta. Nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành này là luôn cần thiết, vì vậy, cơ hội việc làm của sinh viên ngành Kinh tế quốc tế cũng rộng mở.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa phát triển
ngày càng mạnh mẽ, thúc đẩy kinh
tế quốc tế phát triển mạnh
và ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc
gia. Bên cạnh đó, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế
toàn cầu, tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như mở rộng giao
thương, buôn bán với nhiều quốc gia. Điều đó đang đặt ra một nhu cầu cấp thiết đối
với nguồn nhân lực trẻ có kiến thức vững vàng về lĩnh vực kinh tế quốc tế, đồng thời, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt.
Chính vì vậy, Ngành kinh tế quốc tế hiện đang là một trong top những
ngành “hot” mọi thời đại trong hệ thống ngành nghề ở nước ta.
Ngành Kinh tế quốc tế (chương trình chất lượng cao theo TT23) tại Trường Đại học
Kinh tế - ĐHQGHN học những gì?
Kinh tế quốc
tế (tiếng Anh là International
Economics) là một chuyên ngành của kinh tế học, nghiên cứu sự phụ thuộc
lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Đây là một lĩnh vực năng động và mang
tính toàn cầu.
Chương
trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế đào
tạo cho sinh viên những kiến thức nền tảng về kinh
tế quốc tế, thương mại quốc tế, đầu
tư quốc tế, tài chính quốc tế, kinh doanh quốc tế, các chính sách kinh tế đối
ngoại chủ yếu hiện nay liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, tranh chấp trong
thương mại quốc tế, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu
hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế của tại Việt Nam…Thông qua đó, sinh viên
tốt nghiệp ngành kinh tế quốc tế sẽ có đủ nền tảng kiến thức
để phân
tích và xây dựng chính sách thương mại quốc tế và hội nhập nền kinh tế quốc tế, kinh doanh xuất nhập khẩu,
luật thương mại quốc tế...
Bên cạnh đó, với khối kiến
thức chuyên sâu, sinh viên sẽ được học các học phần kiến thức mang đậm tính
thực tiễn như: giao dịch ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, quản trị chuỗi cung ứng và
phát triển logistics toàn cầu, tổ chức thực hiện hợp đồng xuất - nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, đàm phán trong
kinh doanh quốc tế, thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, thương mại điện tử…thông qua đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tự
mình thực hiện các nghiệp vụ như lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch xuất nhập khẩu;
quản lý và điều hành các công việc về hợp đồng xuất nhập khẩu; các công việc về
nghiệp vụ xuất nhập khẩu như giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, vận tải, bảo hiểm,
hải quan, kiểm định hàng hóa, nghiên cứu thị trường, dự báo thị trường quốc tế,
xây dựng chương trình truyền thông và hệ
thống phân phối quốc tế…
Sinh viên ĐHKT được học tập trong môi trường quốc tế, sôi nổi và cởi mở
Những kỹ năng mà sinh viên
ngành Kinh tế quốc tế có được sau khi tốt
nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành kinh tế quốc tế sẽ có kỹ năng:
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi ích của cơ quan, tổ chức trong
mối quan hệ thương mại quốc tế. Từ đó, hoạch định những chiến lược tốt hơn để
nâng cao lợi thế cạnh tranh của cơ quan, tổ chức trên trường quốc tế .
- Tư duy chiến lược tốt và có những quyết định đúng đắn nhằm đáp ứng yêu
cầu phát triển, hội nhập nền kinh tế quốc tế.
- Kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ như kinh doanh xuất nhập khẩu, thanh toán
quốc tế, vận tải quốc tế, marketing quốc tế.
Cơ hội nghề
nghiệp rộng mở, khả năng phát triển bản thân vượt trội
Sinh viên ngành Kinh tế quốc tế sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:
- Bộ Công thương, bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Sở Công thương, Sở Kế hoạch
và đầu tư, cơ quan xúc tiến thương mại và các bộ, ngành có liên quan
- Các văn phòng quản lý đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế và xã hội
- Các trường đại học, các viện
nghiên cứu kinh tế
- Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty vận tải và giao nhận
quốc tế, các công ty logistics
- Bộ phận thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại và các công ty
đa quốc gia…
Sinh viên tốt nghiệp có thể
đảm nhận nhiều vị trí công việc như:
- Chuyên viên hỗ trợ hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách trong lĩnh
vực thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước
ngoài
- Chuyên viên phân tích và tư vấn các dự án quốc tế các tổ chức quốc tế
như Liên Hiệp Quốc (UN), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới
(WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức lao động quốc tế (ILO)...hay các tổ
chức phi chính phủ (iNGOs).
- Nhân viên kinh doanh quốc tế
- Nhân viên xuất nhập khẩu
- Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường
- Chuyên viên marketing quốc tế
- Chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng
- Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế
- Chuyên viên xúc tiến thương mại
- Giảng viên và nghiên cứu viên tại các cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở nghiên
cứu có liên quan đến lĩnh vực kinh tế quốc tế.
Sinh viên thực tập, thực tế quốc tế: Xu hướng giáo dục
trong thời đại toàn cầu hóa
Thời đại toàn cầu hóa và
cách mạng công nghệ 4.0 đã đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục đại học,
làm thế nào để đào tạo ra nguồn nhân lực đủ điều kiện đáp ứng được nhu cầu
doanh nghiệp và đủ sức cạnh tranh với nguồn nhân lực quốc tế. Đón đầu những
thách thức, Trường Đại học
Kinh tế - ĐHQGHN đã và đang
đẩy mạnh chiến lược quốc tế hóa giáo dục. Sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN có cơ hội thực tập, thực tế, trải
nghiệm môi trường học tập đa quốc gia.
Năm 2019, sinh viên ngành Kinh tế quốc tế đã có chuyến thực tế đầy thú vị tại
Thái Lan, lắng nghe những trao đổi, chia sẻ của Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan về
mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam – Thái Lan, đặc biệt trong lĩnh vực
thương mại và đầu tư; sinh viên được đến thăm trụ sở Liên Hiệp Quốc (UN), trải
nghiệm môi trường làm việc quốc tế, và khám phá văn hóa của xứ sở Chùa Vàng…Bên
cạnh đó, hàng năm sinh viên ngành kinh tế quốc tế còn có 2-3 đợt thực tế tại
các công ty Đa quốc gia tại Việt Nam như: Honda Corp., Toyota Việt Nam, Công ty
Samsung Việt Nam, Sankyu Logistics…
Bên cạnh đó, cơ hội tham gia các chương trình học
tập, hội thảo, trao đổi quốc tế phong phú và đa dạng đang rộng mở với Đại học Waseda, Đại học Quốc gia
Yokohama, (Nhật Bản); Đại học Quốc gia
Đài Loan; Đại học Uppsala (Thụy Điển);; Đại học Regensburg (Đức); Đại học Troy,
Đại học Portland State (Hoa Kỳ)...
Sinh viên ĐHKT thường xuyên được tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa - thể thao với sinh viên quốc tế
Thầy và trò khoa KT&KDQT dau một buổi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp
>>> Thông tin tham khảo CTĐT: Xem tại đây