GS.TS Trần Văn Nam công bố kết quả sơ bộ kiểm định ngành Kinh tế Phát triển
Một
số khuyến nghị được đoàn đưa ra cho CTĐT như: (1) bổ sung mục tiêu về
phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe vào mục tiêu của CTĐT. Cần ban
hành và rà roát chuẩn đầu ra định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần để cập nhật yêu
cầu của xã hội. Tăng cường thu thập thông tin của các bên liên quan;
(2) cập nhật bản mô tả CTĐT định kỳ ít nhất 2 năm 1 lần để phản ánh
những thay đổi của thị trường lao động; (3) tăng thời lượng thực hành,
thực tế và tăng cường giảng dạy kỹ năng mềm trong CTĐT, tăng thời lượng
học phần bằng tiếng Anh; (4) cần bồi dưỡng nghiệp vụ giảng dạy của giảng
viên, tăng cường các hoạt động trải nghiệm trong các học phần chuyên
ngành, tăng cường tổ chức các hội thảo về phương pháp giảng dạy; (5) mở
rộng áp dụng hình thức bài tập lớn để đánh giá toàn diện năng lực của
người học hướng đến đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực người học theo
vị trí người học. Xây dựng và công bố công khai các tiêu chí đánh giá
niên luận, khóa luận trên website của Khoa; (6) Tổ chức tổng kết đánh
giá hiệu quả công tác quy hoạch, tuyển dụng và bổ nhiệm đội ngũ giảng
viên của Trường cũng như khoa. Nên có chính sách bắt buộc GV tham gia
NCKH đồng đều. Khoa KTPT cũng cần xây dựng kế hoạch tổng thể về công tác
đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn cho đội ngũ giảng viên. Nhà
trường cần tổ chức khảo sát lấy ý kiến về mức độ hài lòng của giảng
viên đối với công tác đánh giá của Nhà trường; (7) Tổ chức khảo sát lấy ý
kiến các bên liên quan về mức độ đáp ứng của đội ngũ nhân viên để kịp
thời có, xây dựng kế hoạch tổng thể về công tác đào tạo bồi dưỡng đội
ngũ nhân viên; (8) Tăng cường khảo sát lấy ý kiến các bên liên quan khi
xây dựng chính sách tuyển sinh. Thường xuyên đánh giá hiệu quả các hoạt
động ngoại khóa, hoạt động thi đua và hỗ trợ việc làm. Xây dựng quy
trình và quy chế phối hợp giữa tổ 24/7, cố vấn học tập, tổ thu hút phát
triển hiệu quả nhà tuyển dụng, đoàn thanh niên và phòng công tác chính
trị học sinh sinh viên. Tăng cường quảng bá ngành học và mở rộng quan hệ
thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hội
thảo và triển khai mạnh chuỗi hoạt động truyền thông. Có kế hoạch, lộ
trình cụ thể để cải thiện điều kiện học tập cho sinh viên; (9) bố trí
thêm phòng tự học cho sinh viên, cần có giải pháp tích cực để tăng cường
số lượt cán bộ, giảng viên, đặc biệt là sinh viên sử dụng nguồn học
liệu, định kỳ; (10) CTĐT khi xây dựng và điều chỉnh cần cập nhật/tham
khảo kết quả khảo sát của GV/SV và các bên liên quan, cần tổ chức đánh
giá hiệu quả các kênh thông tin phản hồi đối với công tác ĐBCL; (11) có
sự giám sát chặt chẽ và giải pháp phù hợp để cải thiện tỉ lệ sinh viên
thôi học, nâng cao tỉ lệ người học tốt nghiệp ra trường đúng thời hạn.
các kết quả đầu ra của CTĐT, NCKH SV cần được đối sánh với các CTĐT
trong các trường ĐH cùng nhóm (trong và ngoài nước), cần xây dựng mạng
lưới liên kết cựu sinh viên nhằm lấy ý kiến của cựu sinh viên về CTĐT và
CĐR của CTĐT để làm cơ sở đánh giá, cải tiến CTĐT và CĐR của ngành.
Các thành viên đoàn đánh giá lắng nghe kết quả sơ bộ Cùng
với các nội dung đánh giá, GS. Trần Văn Nam cũng cảm ơn sự đón tiếp,
chuẩn bị hồ sơ minh chứng, hỗ trợ về thông tin, hỗ trợ về hậu cần của
Trường ĐHKT trong thời gian đoàn công tác tại đây.
Thay
mặt lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân -
Phó Hiệu trưởng Nhà trường gửi lời cảm ơn tới chuyên gia trong đoàn
đánh giá với tinh thần trách nhiệm cao, làm việc tích cực đã đưa ra
những nhận xét đánh giá hết sức khách quan chính xác. Kết quả đánh giá
của đoàn thể hiện tính công minh, phương pháp làm việc chuyên nghiệp của
các chuyên gia. Đây là cơ sở giúp ĐHKT phát huy các thế mạnh, khắc phục
những điểm tồn tại và tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để nâng cao
chất lượng, tiếp tục khẳng định giá trị, thương hiệu, uy tín của Trường
trước người học và xã hội. Đồng thời Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKT cũng
cảm ơn Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục Đại học Đà Nẵng - một tổ
chức kiểm định chất lượng giáo dục chuyên nghiệp, uy tín - đã nhận lời
mời và hỗ trợ Nhà trường thực hiện đúng quy trình, quy định kiểm định
chất lượng CTĐT theo hệ thống đánh giá, kiểm định của Bộ GD-ĐT. Trường
ĐH Kinh tế - ĐHQGHN hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành của Trung
tâm trong các hoạt động của Nhà trường vào thời gian tới. PGS. Nguyễn
Mạnh Tuân cũng cảm ơn lãnh đạo của tổ chức/doanh nghiệp, sinh viên, cựu
sinh viên của Trường đã đến chia sẻ các thông tin là minh chứng cho đoàn
chuyên gia ĐGN làm căn cứ, cơ sở để kiểm định đánh giá chất lượng CTĐT.
Cảm ơn tập thể các cán bộ giảng viên đã nỗ lực để hoàn thành tốt nhất
công tác chuẩn bị phục vụ cho đoàn chuyên gia ĐGN hoàn thành công tác
đánh giá chất lượng CTĐT hệ chuẩn ngành KTPT.
Phó
Hiệu trưởng PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuân cảm ơn Đoàn đánh giá đã làm việc
tích cực, hiệu quả và chuyên nghiệp để có được kết quả khách quan nhất Chủ
nhiệm Khoa Kinh tế Phát triển PGS.TS Nguyễn An Thịnh cảm ơn Đoàn đánh
giá ngoài và các cán bộ, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên đã tham
gia đợt đánh giá Kết
thúc buổi lễ bế mạc, GS.TS. Trần Văn Nam - Trưởng Đoàn đánh giá và
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế -
ĐHQGHN đã ký Biên bản ghi nhớ khảo sát chính thức. Kết quả chính thức sẽ
được thông báo sau.
Phó Hiệu trưởng ĐHKT PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuân và GS.TS Trần Văn Nam ký kết biên bản ghi nhớ khảo sát chính thức