Khoa Tài chính - Ngân hàng
 
Hội thảo: Sự cần thiết của chính sách tài chính nhằm phát triển giáo dục đại học giai đoạn 2021 - 2030

PGS.TS Lê Trung Thành trình bày tham luận tại Hội thảo
Ngày 2/10/2019, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tổ chức hội thảo quốc tế “Sự cần thiết của chính sách tài chính nhằm phát triển giáo dục đại học giai đoạn 2021 - 2030: những vấn đề lý luận và bài học kinh nghiệm”.


Đây là hội thảo nằm trong khuôn khổ đề tài "Một số giải pháp đột phá về chính sách tài chính nhằm phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2035" do PGS.TS Lê Trung Thành - Trưởng Phòng Đào tạo chủ trì.

Hội thảo có sự tham gia của TS. Ecem Karlidag-Dennis, Đại học Northampton, Vương quốc Anh và nhiều đại biểu đến từ Bộ Khoa học Công nghệ, Kiểm toán Nhà nước, Viện Nghiên cứu Chính sách Tài chính, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Đại học Quốc gia Hà Nội,.... và nhiều chuyên gia, nhà khoa học đến từ các cơ sở giáo dục đại học khu vực Hà Nội, các sinh viên,học viên, nghiên cứu sinh đang học tập tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
Đông đảo chuyên gia, học viên, nghiên cứu sinh quan tâm tham gia Hội thảo

Hội thảo lắng nghe chia sẻ của TS. Ecem Karlidag-Dennis, Đại học Northampton về chính sách NCOP của Chính phủ Anh, đây là chương trình được chính phủ tài trợ, vận hành từ năm 2017 để khuyến khích các thanh niên có hoàn cảnh khó khăn theo đuổi chương trình đào tạo sau phổ thông. Nhóm thanh niên này thường được nhắc đến bằng cụm từ BAME (Black, Asian, and Minority Ethnic - Da đen, Châu Á và dân thiểu số) được xem là nhóm thanh niên yếu thế, sống ở những khu vực khó khăn. NCOP kết nối mạng lưới 29 trường đại học nhằm giúp các thanh niên này có cơ hội tiếp cận giáo dục sau phổ thông.

Bên cạnh đó, hội thảo tập trung vào các vấn đề về chính sách tài chính cho giáo dục đại học hiện nay và xu hướng, đề xuất cho tương lai. Các chính sách tài chính này bao gồm cả kinh phí hoạt động cho các cơ sở giáo dục đại học, người học, cựu người học và các bên liên quan như doanh nghiệp (đơn vị sử dụng lao động), ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các tổ chức hỗ trợ tài chính cho sinh viên. Bên cạnh đó, các ý kiến trao đổi tại hội thảo còn bàn về khả năng chi trả, mức độ sẵn sàng chi trả của người học, nguồn lực tài chính cho cơ sở giáo dục đại học nên lấy từ ngân sách, từ người học đóng góp, từ doanh nghiệp hay các nguồn tài trợ khác trong bối cảnh nhiều trường đại học ở Việt Nam đã chuyển sang tự chủ tài chính hay đào tạo chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến, chương trình chuẩn quốc tế dẫn tới học phí đại học dần cao lên.
 
 
 
Các chuyên gia, đại biểu đóng góp ý kiến tại Hội thảo

Hội thảo mang tính xây dựng, các tham luận trình bày thảo luận tại hội thảo được các nhà khoa học, các đại biểu chất vấn, thảo luận, góp ý, đề xuất. Đây là các ý kiến đa chiều để bản thân các nhà khoa học hoàn thiện hơn các nghiên cứu của mình, đồng thời đóng góp chung cho nhóm nghiên cứu của đề tài Một số giải pháp đột phá về chính sách tài chính nhằm phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2035 nhằm hoàn thiện hơn đề tài này.

 

Thanh Hải - Ngô Hà


Các tin khác