Khoa Tài chính - Ngân hàng
 
Bản tin Tài chính số 3 (tuần 1-5/6)



1. Tin Thị trường Chứng khoán

Giao dịch khối ngoại tuần 1-5/6: Gom mạnh bluechip, khối ngoại vẫn bán ròng hơn 315 tỷ đồng

Mặc dù tuần qua nhà đầu tư nước ngoài gom khá mạnh các mã lớn nhưng áp lực xả chứng chỉ quỹ E1VFVN30 cùng cổ phiếu HPG khiến khối này có một tuần bán ròng không mấy tích cực, đạt hơn 315 tỷ đồng. Điểm sáng là khối này đã bắt đầu chuyển sang xu hướng mua ròng trên thị trường UPCoM khi có tới 4 phiên mua ròng liên tiếp trong tuần.

Chi tiết xem tại đây.

Gần 100,000 tài khoản chứng khoán mở mới chỉ trong 3 tháng

Theo thống kê của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), tới cuối tháng 5/2020, số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tại Việt Nam đạt mức 2,503,241 tài khoản. Trong tháng 5, có hơn 30,800 tài khoản được mở mới, giảm hơn 16% so với tháng 4.

Chi tiết xem tại đây.

2. Tin Ngân hàng

Huy động trái phiếu chính phủ tăng 5 lần

Tháng 5, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức 16 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, huy động được 18.392 tỷ đồng, tăng 510% so với tháng trước. So với tháng trước, lãi suất trúng thầu của trái phiếu Chính phủ tăng trên tất cả các kỳ hạn, với mức tăng từ 0,22-0,4%/năm, trong đó, lãi suất trúng thầu tại kỳ hạn 5 năm và 10 năm tăng mạnh nhất, cùng tăng 0,4%/năm.

Chi tiết xem tại đây.

Chuyển dịch cơ cấu thu nhập trong ngành ngân hàng tại Việt Nam từ hoạt động tín dụng sang hoạt động dịch vụ phi tín dụng

Đối với mỗi một NHTM, việc chuyển dịch cơ cấu thu nhập của ngân hàng phản ảnh quá trình đa dạng hóa nguồn thu nhập, giúp ngân hàng giảm lệ thuộc vào tăng trưởng tín dụng, giảm thiểu rủi ro hoạt động, gia tăng khả năng cạnh tranh. Nhờ quá trình chuyển dịch cơ cấu thu nhập, các ngân hàng có cơ hội và động lực để cải tiến và không ngừng hoàn thiện từng bộ phận trong tổ chức của mình, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng. Có thể nói, so với các nước trên thế giới, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam còn giản đơn về cả số lượng loại hình sản phẩm dịch vụ cũng như cấu trúc sản phẩm. Do đó, đối với nền kinh tế, việc các NHTM tập trung nhiều nguồn lực hơn nữa vào phát triển các sản phẩm, dịch vụ thu phí sẽ đẩy mạnh sự phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính, giúp khai thông và nâng cao hiệu quả lưu thông vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam với thế giới.

Chi tiết xem tại đây.

3. Điểm tin Tài chính Quốc tế 

Tín dụng tăng trưởng quá thấp, hàng loạt ngân hàng lo lắng

Tại buổi họp báo ngày 5/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, dưới tác động của dịch Covid-19, do cầu tín dụng tăng thấp, đến ngày 29/5/2020, tín dụng tăng 1,96% so với cuối năm 2019.

Chi tiết xem tại đây.

Tia sáng cho kinh tế Mỹ khi công bố số liệu việc làm tốt chưa từng có

Số việc làm Mỹ tạo thêm trong tháng 5 là cao nhất kể từ năm 1939 và là lần thứ hai trong lịch sử đạt mốc này.

Chi tiết xem tại đây.

KTCNH