Từ ngày 12-14/8/2019, Tổ chức Học giả trẻ Quốc tế (Young Scholars Initiative - YSI) thuộc Viện Nghiên cứu Tư duy Kinh tế mới (INET, Mỹ) phối hợp cùng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức chương trình Hội nghị Kinh tế trẻ toàn Châu Á (Asia Convening) tại Hà Nội, Việt Nam. Đây là lần thứ 5 Hội nghị Kinh tế trẻ được tổ chức. Các hội nghị trước đây diễn ra tại Trento (Châu Âu), Buenos Aires (Châu Mỹ Latinh), Harare (Châu Phi) và Los Angeles (Bắc Mỹ).
Năm nay, sự kiện kinh tế nổi bật này là dịp quy tụ các nhà kinh tế hàng đầu và gần 400 nhà kinh tế trẻ trên toàn thế giới để bàn về các vấn đề kinh tế của khu vực Châu Á và những chủ đề kinh tế học mới.
Các diễn giả chính tham gia sự kiện gồm có:
+ Bà Naomi
Klein: Tác giả của hàng loạt cuốn sách nổi
tiếng và nhà báo Canada nổi tiếng đã đạt rất nhiều giải thưởng lớn. Bà
là tiến sĩ danh dự ngành Luật dân sự của University of King's College, Nova
Scotia (Canada). Bà được xếp hạng 11 trong một cuộc bầu chọn 100 nhà trí thức
hàng đầu thế giới trên Internet do hai tạp chí Prospect và Foreign Policy phối
hợp tổ chức năm 2005. Sau “No Logo”,
một cuốn sách bán chạy nhất xuất bản năm 2007 của Naomi Klein là “The shock doctrine: The rise of disaster
capitalism” (Học thuyết sốc: sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản thảm họa), với
cuốn sách này bà đoạt Giải thưởng Warwick Prize for Writing 2009 của Đại học
Warwick (Anh). Bà đồng thời là người đi đầu trong nghiên cứu truyền thông, văn
hóa và nữ quyền tại Đại học Rutgers (Hoa Kỳ).
+ GS. Danny Quah: Hiệu
trưởng, Giáo sư Kinh tế tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc
gia Singapore. Ông là Ủy viên của Ủy ban Spence-Stiglitz về chuyển đổi kinh tế
toàn cầu; Ủy viên Hiệp hội Kinh tế quốc tế và thành viên cao cấp của Ủy ban Nghiên cứu tài chính và kinh tế Châu Á. Trước khi đến
NUS, ông là Giáo sư Kinh tế và Phát triển quốc tế và là Giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam
Á Saw Swee Hock, tại Đại
học Kinh tế London.
+ GS. Jayati Ghosh: Là một
trong những nhà kinh tế học hàng đầu trên thế giới về
kinh tế phát triển, Giáo sư Kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch
Kinh tế, Trường Khoa học Xã hội, tại Đại học Jawaharlal Nehru, New Delhi, Ấn Độ. Bà là thư ký điều hành của Hiệp hội Kinh
tế Phát triển Quốc tế (IDEAS), thành viên của Ủy ban Tri thức Quốc gia
(National Knowledge Commission) cố vấn cho Thủ tướng Ấn Độ; từng đồng nhận giải
thưởng về nghiên cứu xuất sắc của Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO) vào năm 2010, và Giải
nghiên cứu phân tích xuất sắc của UNDP năm 2005.
+ GS Katharina Pistor: Giáo
sư ngành Luật tại Trường Luật Columbia và Giám đốc Trung tâm Luật về Chuyển đổi
pháp lý toàn cầu. Trước đó, GS đã làm việc lại ĐH Harvard, Viện Max Planck về
Luật Quốc tế tại Hamburg, Trường ĐH Luật Pennsylvania, Trường ĐH Luật New York,
ĐH Oxford… Bà từng nhận Giải thưởng Nghiên cứu Max Planck (2012).
+ GS Andrew Sheng: Thành
viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Fung (FGI) tại
Hồng Kông, Cố vấn trưởng của Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc, và
là thành viên của Khazanah Nasional Berhad - Quỹ Đầu tư quốc gia của Malaysia.
Ông cũng là cố vấn cho Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc về Thiết kế Hệ
thống Tài chính Bền vững. Ông là giáo sư kiêm nhiệm tại ĐH Thanh Hoa - Trung Quốc
và ĐH Malaya - Malaysia.
Hội nghị Kinh tế trẻ Châu Á năm nay được chia thành 17 nhóm nội dung, gồm có: Châu Phi (Africa), Tính phức tạp (Complexity), Hợp tác xã (Cooperatives), Kinh tế phát triển (Development), Đông Á (East Asia), Lịch sử kinh tế (Economic History), Tài chính (Finance), Luật và Kinh tế (Law and Economics), Sự ổn định tài chính (Financial Stability), Giới và Kinh tế học (Gender and Economics), Bất bình đẳng (Inequality), Đổi mới (Innovation), Kinh tế học Keynes (Keynesian Economics), Nam Á (South Asia), Nhà nước và thị trường (States and Markets), Bền vững (Sustainability), Kinh tế đô thị và khu vực (Urban and Regional Economics), Giới và Đông Á (Gender and East Asia,Lịch sử tư tưởng kinh tế (History of Economic Thought).
Chương trình Hội nghị cũng như các thông tin chi tiết về chương trình sẽ thường xuyên được cập nhật tại website của Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN.
Thông tin về đối tác tổ chức xem tại đây