Hội thảo thu hút hàng trăm học giả đến từ trong và ngoài nước
Sáng ngày 2/7, tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã diễn ra Hội thảo quốc tế Lãnh đạo và Quản lý trong thời đại chuyển đổi số. Hội thảo do Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN phối hợp với Viện Quốc tế Pháp ngữ tổ chức.
Tham dự Hội thảo, về phía khách mời có ông Jamale Chouaibi - Đại sứ Vương quốc Morocco tại Việt Nam; ông Chékou Oussouma - Đại diện khu vực OIF ở châu Á và Thái Bình Dương; ông Osama Qawareeq - Đại sứ quán Nhà nước Palestine; Ông Tamerlan Khalilov, Counsellor - Đại sứ quán Azerbaijan tại Việt Nam; Alice Chang - Văn phòng Kinh tế & Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam; Ông Phạm Xuân Hoan - Trưởng ban Kế hoạch Tài chính, ĐHQGHN.
Quang cảnh Hội thảo
Về phía đơn vị tổ chức có PGS.TS Nguyễn Trúc Lê - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN; PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng; TS. Ngô Tự Lập - Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ; Ông Lương Minh Huân - Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp, VCCI; Ông Lê Phước Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông.
Các đại biểu trước giờ khai mạc Hội thảo Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Trúc Lê nhấn mạnh: Kinh tế thế giới đang chuyển dịch mạnh mẽ sang nền tảng công nghệ số, nền kinh tế số đang hình thành bộ khung ở nhiều quốc gia, vì vậy mà sự lãnh đạo và quản lý cần phải có sự thay đổi toàn diện để nền kinh tế số đi đúng quỹ đạo. Hội thảo ngày hôm nay là diễn đàn để các học giả, chuyên gia, nhà lãnh đạo, quản lý chia sẻ kinh nghiệm để cùng hướng đến xây dựng một nền kinh tế số năng động trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN PGS.TS Nguyễn Trúc Lê phát biểu khai mạc Hội thảo TS.Vũ Tự Lập, Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ phát biểu tại Hội thảo cho biết: Hội thảo với 7 chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý sản xuất, quản lý công nghiệp và lãnh đạo của các tập đoàn đa quốc gia sẽ mang đến 7 tham luận có hàm lượng khoa học và kinh nghiệm cao. Hy vọng rằng, các đại biểu về dự sự kiện sẽ có thể thu thập được nhiều tri thức, tự trau dồi được kỹ năng và áp dụng nhuần nhuyễn vào công việc lãnh đạo và quản lý ở đơn vị.
TS. Ngô Tự Lập phát biểu tai Hội thảo Ông Lương Minh Huân phát biểu tại Hội thảo
Ban tổ chức và các diễn ra chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo Sau phần phát biểu khai mạc chào mừng, các diễn giả bắt đầu trình bày các tham luận khoa học. Mở đầu là PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Việt Nam với tham luận Kinh tế số và các vấn đề đặt ra cho Việt Nam.
PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, dịch Covid tuy gây ảnh hưởng đến nền kinh tế nhưng lại là cơ hội để nhiều doanh nghiệp thúc đẩy chuyển đổi số PGS.TS Trần Đình Thiên cho biết, đại dịch Covid-19 vừa qua, ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam. Nhưng đồng thời, đó cũng là cơ hội để các doanh nghiệp áp dụng nền tảng số trong hoạt động kinh doanh. “Tạo điều kiện cho doanh nghiệp vực dậy và phát triển trước hết phải là doanh nghiệp khởi nghiệp, đây là nguồn lực vô cùng lớn để phát triển nhanh và mạnh. Cần phải thay đổi toàn bộ hệ thống nguồn lực, điều kiện phát triển, phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, hiện nay các doanh nghiệp như Vinfast, VietnamAirlines… đang đi tiên phong trong chuyển đổi số ở nước ta.”
Bài tham luận của PGS.TS Trần Đình Thiên nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu, đặc biệt là phát huy vai trò tiên phong của các doanh nghiệp lớn trong chuyển đổi số.
Sau phần trình bày của PGS.TS Trần Đình Thiên là phần trình bày online của ông Robert Eve về Tăng tốc chuyển đổi số với quản trị dữ liệu thế hệ kế tiếp. Tham luận của ông Robert Eve nhấn mạnh vào việc quản lý dữ liệu lớn Bigdata chính là nguồn tài nguyên vô cùng lớn trong nền kinh tế số, đôi khi sự phát triển của các doanh nghiệp chỉ khác nhau ở chỗ ai nắm được nhiều dữ liệu số hơn.
Ông Robert Eve trình bày tham luận bằng hình thức online tại Hội thảo
Tiếp nói tham luận của ông Robert Eve, PGS.TS Phan Chí Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN trình bày tham luận Chất lượng lãnh đạo trong bối cảnh chuyển đổi số: Góc nhìn kinh doanh tại Việt Nam. "Lãnh đạo là rất quan trọng cho sản xuất hiệu suất cao và sản xuất thông minh, chuyển đổi quy trình kinh doanh đòi hỏi một số điều kiện: tích hợp và cải tiến quy trình bên trong và bên ngoài. Các nhà lãnh đạo và quản lý nên đi tiên phong trong việc tích hợp chuỗi cung ứng và cải tiến quy trình để nâng cao khả năng cạnh tranh trong môi trường toàn cầu" PGS.TS Phan Chí Anh nhấn mạnh.
PGS.TS Phan Chí Anh trình bày tham luận tại hội thảo
Bà Céline Zapolsky hiện là Giám đốc điều hành Công ty Linagora Việt Nam mang đến tham luận Lãnh đạo trong thời kỳ chuyển đổi số: Mô hình Cathédrale và mô hình Bazar 4.0? Bà tập trung chia sẻ về mô hình cathedral-power model (mô hình tập trung quyền lực) lấy người chủ làm chính. Bà đặc biệt nhấn mạnh đến mô hình thứ 2 là mô hình bazaar-servant leadership (lãnh đạo là của dân) tức lấy người làm làm gốc và giải thích môi trường doanh nghiệp có culture (văn hóa), ecosystem, digital way…
Bà Céline Zapolsky còn là người sáng lập tổ chức OpenHackademy (Pháp) Bà Jean Y.Foo, Giám đốc phát triển Luxcer Future Skills Academy mang đến Hội thảo tham luận Tái cấu trúc năng lực và quay vòng kỹ năng trong xây dựng chiến lược 4.0. Theo đó, bà nhấn mạnh vào đội ngũ nhân lực trong thời đại chuyển đổi số, đó là nhân tố đưa đến sự thành bại của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần liên tục bồi dưỡng và quay vòng đội ngũ nhân lực để sẵn sàng thích nghi với mọi biến đổi, ví dụ như trong đại dịch Covid-19 vừa qua.
Tham luận cuối cùng tại Hội thảo là của PGS.TS Nhâm Phong Tuân, Phó chủ nhiệm Bộ môn Quản trị chiến lược, Viện Quản trị Kinh doanh, Trường ĐH Kinh tế - ĐHQGHN với tham luận Tác động của chuyển đổi số tới quản trị chiến lược tổ chức. Tham luận nhấn mạnh sự thay đổi quản trị chiến lược trước hết phải là người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp và lan tỏa tinh thần đó tới toàn bộ đội ngũ nhân viên.
PGS.TS Nhâm Phong Tuân nhấn mạnh sự thay đổi chiến lược phải toàn diện và mang tính đoàn kết cao
.
Sau các phần tham luận là tọa đàm bàn tròn, tọa đàm có sự tham gia của TS. Phan Quốc Nguyên (Khoa Luật, ĐHQGHN) bà Céline Zapolsky và PGS.TS Nhâm Phong Tuân. Phần tọa đàm tập trung vào các vấn đề liên quan đến thể chế, khung pháp lý và chính sách thuế của Nhà nước, từ đó tháo gỡ khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải sau dịch Covid-19 vừa qua.
Tọa đàm về các vấn đề thể chế, pháp luật ttrong thời đại chuyển đổi số Kết thúc Hội thảo, thay mặt Ban tổ chức, PGS.TS Nguyễn Anh Thu đã gửi lời cảm ơn đến các diễn giả đã công phu chuẩn bị tham luận và trình bày ngày hôm nay, cảm ơn đại diện các đơn vị từ trung ương đến địa phương đã đến dự Hội thảo và có những góp ý, thảo luận khoa học. Ban tổ chức hy vọng, Hội thảo đã cung cấp một lượng tri thức lớn cho các học giả, lãnh đạo, nhà quản lý trong thời kỳ chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam.
Ban tổ chức gửi lời cảm ơn tới các diễn giả, đại biểu đã về dự Hội thảo quốc tế Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:
PGS.TS Trần Đình Thiên tại hội thảo
Sự kiện thu hút sự quan tâm của nhiều hãng thông tấn báo chí