Trang Đào tạo sau đại học
 
Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị định hướng ứng dụng

Ban hành theo Quyết định số 153/QĐ-ĐHQGHN ngày 11/1/2018 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội và Cập nhật theo Công văn số 1884/ĐHQGHN-ĐT ngày 06/06/2017, Công văn số 177/ĐHQGHN-ĐT ngày 18/01/2019 của ĐHQGHN.


1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

- Tên chuyên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Kinh tế chính trị

+ Tiếng Anh: Political Economy

- Mã số chuyên ngành đào tạo: 831010201

- Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Kinh tế chính trị

+ Tiếng Anh: Political Economy

- Mã số ngành đào tạo: 8310102

- Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

- Thời gian đào tạo: 2 năm

- Tên văn bằng tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Kinh tế chính trị

+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Political Economy

- Đơn vị đào tạo:Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

Đào tạo thạc sĩ kinh tế chính trị có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kinh tế chính trị hiện đại; có tầm nhìn và có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Sau khi tốt nghiệp, người học có thể làm tư vấn, tham gia quản lý trong các tổ chức kinh tế, chính trị và xã hội, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Thạc sĩ Kinh tế chính trị có thể trở thành nghiên cứu viên ở các viện nghiên cứu kinh tế, chính trị, xã hội; có thể giảng dạy ở các trường đại học và cao đẳng.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Chương trình được thiết kế nhằm đào tạo thạc sĩ Kinh tế chính trị có kiến thức hệ thống, cơ bản về kinh tế chính trị hiện đại. Đó là những vấn đề kinh tế chính trị của quá trình phát triển của các quốc gia; kinh tế chính trị quốc tế về sở hữu, phân bổ các nguồn lực và lợi ích của các nước lớn, các định chế kinh tế quốc tế, các tập đoàn xuyên quốc gia… và kinh tế chính trị Việt Nam về các thành phần kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, lợi ích kinh tế và phân phối thu nhập, quan hệ giữa nhà nước và thị trường, hội nhập quốc tế... Để có thể tiếp thu được những kiến thức đó, người học còn được trang bị các kiến thức bổ trợ bằng một số học phần cơ sở và liên ngành.

Người học cũng được trang bị phương pháp tư duy khoa học, kỹ năng giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra: hiểu và tham gia triển khai được chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Thạc sĩ Kinh tế chính trị có thể tiếp tục học tập ở bậc tiến sĩ kinh tế chính trị và tích lũy kiến thức từ hoạt động thực tiễn để trở thành chuyên gia Kinh tế chính trị, nhà quản lý, lãnh đạo trong cả khu vực công và tư.
>> Chi tiết về chương trình xem tại đây.

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN