Trang Đào tạo sau đại học
 
THÔNG BÁO VĂN BẢN MỚI: Những văn bản liên quan đến hoạt động của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (cập nhật tháng 6/2021)

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN thông báo những mẫu văn bản liên quan đến hoạt động của nhà trường, cập nhập đến ngày 15/6/2021


1. Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hợp nhất Quyết định Ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư
a) Đối tượng áp dụng: Giảng viên đang giảng dạy ở các đại học quốc gia, đại học, trường đại học, học viện, viện nghiên cứu được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, cơ sở thực hành của cơ sở giáo dục đại học nhóm ngành sức khỏe của Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Nội dung cơ bản:
   Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hợp nhất Quyết định Ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
   Cụ thể, đối với chuyên ngành thuộc ngành Khoa học quân sự và ngành Khoa học an ninh liên quan đến bí mật Nhà nước thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh thì bài báo khoa học công bố trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín được thay thế bằng các bài báo thay thế. Tổng số điểm của các bài báo thay thế cho mỗi bài báo khoa học công bố trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín phải đạt 1,5 điểm trở lên và toàn bộ số điểm của các bài báo thay thế không được tính vào tổng số điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu.
   Đồng thời, bài báo khoa học và bài báo thay thế được tính từ thời điểm sau khi ứng viên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.
   Bên cạnh đó, danh mục tạp chí uy tín ngành Khoa học quân sự và Khoa học an ninh gồm: Tạp chí Quốc phòng toàn dân; Tạp chí Nghiên cứu Chiến thuật-Chiến dịch; Khoa học giáo dục Biên phòng; Tạp chí Cảnh sát nhân dân; Tạp chí Khoa học Giáo dục cảnh sát;…
>>> Xem toàn văn tại đây.
 
2. Công văn số 3845/VPCP-TCCV ngày 10 tháng 6 năm 2021 của Văn phòng Chính phủ về việc các loại chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức
a) Đối tượng áp dụng: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
b) Nội dung cơ bản:
   Công văn số 3845/VPCP-TCCV ngày 10 tháng 6 năm 2021 của Văn phòng Chính phủ yêu cầu các Bộ quản lý ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành:
- Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định về tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức được giao quản lý cho phù hợp, bảo đảm cắt giảm những chứng chỉ bồi dưỡng mang tính hình thức, không phù hợp, trong đó có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; quy định về chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch công chức, chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp viên chức phù hợp với yêu cầu, tính chất hoạt động nghề nghiệp của công chức, viên chức.
- Rà soát, sửa đổi các chương trình bồi dưỡng đối với công chức, viên chức chuyên ngành được giao quản lý, tránh trùng lặp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng.
- Cắt giảm chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức theo hướng tích hợp các chương trình bồi dưỡng có nội dung tương đồng trong cùng một nhóm ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành để tăng cường bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm...
>>> Xem toàn văn tại đây. 
 
3. Quyết định số 1835/QĐ-BGDĐT ngày 09 tháng 6 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành danh sách các cơ sở đào tạo tham gia đào tạo và các ngành đào tạo (đợt tháng 6 năm 2021) theo Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 (Đề án 89)
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 09/6/2021.
b) Đối tượng áp dụng: Các cơ sở đào tạo có tên trong danh sách các cơ sở đào tạo tham gia đào tạo và các ngành đào tạo (đợt tháng 6 năm 2021) theo Đề án 89, các bảng xếp hạng quốc tế về ngành, nhóm ngành đào tạo được công nhận làm căn cứ lựa chọn cơ sở đào tạo nước ngoài trong phạm vi Đề án 89.
c) Nội dung cơ bản:
   Ngày 09/6/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định 1835/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Danh sách các cơ sở đào tạo tham gia đào tạo và các ngành đào tạo (đợt tháng 6 năm 2021) theo Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030.
   Theo đó, Danh sách 74 cơ sở đào tạo trong nước tham gia đào tạo theo Đề án 89 trình độ tiến sĩ bao gồm: Học viện Hải quân; Học viện An ninh Nhân dân; Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Học viện Biên phòng; Học viện Hậu cần; Học viện Khoa học Quân sự; Học viện Lục quân; Học viện Ngân hàng; Học viện Ngoại giao; Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Học viện Quân y; Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội;...
   Bên cạnh đó, Danh sách 03 cơ sở đào tạo trong nước tham gia đào tạo theo Đề án 89 trình độ thạc sĩ bao gồm: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương; Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam...
>>> Xem toàn văn tại đây.
 
4. Thông tư số 13/2021/TT-BGDĐT ngày 15/04/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam
a) Hiệu lực thi hành: Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2021.
b) Đối tượng áp dụng:
- Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Sở Giáo dục và Đào tạo);
- Các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.
c) Nội dung cơ bản:
   Ngày 15/4/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 13/2021/TT-BGDĐT quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp để sử dụng tại Việt Nam.
   Theo đó, miễn thực hiện thủ tục công nhận văn bằng đối với văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của hiệp định, thỏa thuận về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng, hoặc điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam ký kết. Ngoài ra, thủ tục này cũng được miễn thực hiện với văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học được cử đi học bằng ngân sách    Nhà nước hoặc người học theo Chương trình liên kết đào tạo nước ngoài tại Việt Nam đã được phê duyệt.
   Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định văn bằng được công nhận khi Chương trình giáo dục có thời gian học, nghiên cứu phù hợp với Khung cơ cấu Hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam và được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước nơi cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính kiểm định chất lượng; hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cho phép đào tạo, cấp bằng hoặc đã được tổ chức kiểm định chất lượng của nước này kiểm định chất lượng...
>>> Xem toàn văn tại đây.
 
5. Công văn số 1943/BGDĐT-GDĐH ngày 13/05/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ bằng nguồn ngân sách nhà nước theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ năm 2021 và 2022
a) Đối tượng áp dụng:
1. Giảng viên, cán bộ quản lý thuộc các cơ giáo dục đại học trên toàn quốc.
2. Nhà khoa học, người có trình độ tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài hoặc đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong nước, đủ tiêu chuẩn giảng viên và cam kết đến làm việc tại các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam.
3. Những người đã trúng tuyển hoặc đang theo học chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ trong nước, nước ngoài hoặc liên kết trong nước và nước ngoài nhưng không thuộc đối tượng của Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020 (theo Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ), cam kết trở thành giảng viên các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam...
b) Nội dung cơ bản:
Triển khai thực hiện Đề án 89, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hướng dẫn các đại học, trường đại học, học viện, các viện nghiên cứu có đào tạo tiến sĩ triển khai đào tạo trình độ tiến sĩ và thạc sĩ trong phạm vi Đề án 89 cho năm 2021 và 2022 như sau:
I. Hình thức và ngành đào tạo;
II. Học bổng và chi phí đào tạo;
III. Đối tượng và điều kiện dự tuyển, quyền lợi và trách nhiệm của người trúng tuyển;
IV. Yêu cầu, quyền và trách nhiệm đối với cơ sở cử giảng viên đi đào tạo, cơ sở có nhu cầu tuyển dụng và tiếp nhận giảng viên;
V. Yêu cầu, quyền và trách nhiệm đối với cơ sở tham gia đào tạo.
>>> Xem toàn văn tại đây.
 
6. Công văn số ngày 07 tháng 6 năm 2021 của Phòng Chính trị và Công tác sinh viên quy định về việc Tăng cường bảo đảm trật tự, ATGT trong dịp nghỉ hè và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021
a) Đối tượng áp dụng: Cán bộ, giảng viên, nhà khoa học, người lao động, học sinh, sinh viên, học viên sau đại học
b) Nội dung cơ bản:
1. Quán triệt việc thực hiện nghiêm 5K để phòng, chống dịch bệnh Covid 19, hiệu quả khi tham gia giao thông và các hoạt động chuyên môn, các phong trào tình nguyện, hoạt động sinh hoạt hè.
2. Khai thác hiệu quả các hệ thống và ứng dụng truyền thông trực tuyến, hệ thống tin nhắn, email để tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Phổ biến, tuyên truyền tới sinh viên nguyên nhân và hậu quả của TNGT; các quy định xử phạt hành chính với người vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông.
4. Phối hợp chặt chẽ với Ban An toàn giao thông, cơ quan liên quan tại địa phương triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự, ATGT, chống ùn tắc giao thông tại các khu vực tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 và thi tốt nghiệp THPT năm 2021;...
>>> Xem toàn văn tại đây.

Phòng Thanh tra và Pháp chế Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN