Trang Đào tạo sau đại học
 
Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Quản lý Kinh tế

Ban hành kèm theo Quyết định số 2909/QĐ-ĐHKT, ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế - ĐHQGHN


1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

- Tên chuyên ngành đào tạo:

+ Tên tiếng Việt: Quản lý kinh tế

+ Tên tiếng Anh: Economic Management

- Mã số chuyên ngành đào tạo: 9340410.01

- Tên ngành đào tạo:

+ Tên tiếng Việt: Quản lý kinh tế

+ Tên tiếng Anh: Economic Management

- Trình độ đào tạo: Tiến sĩ

- Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:

+ Tên tiếng Việt: Tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế

+ Tên tiếng Anh: The Degree of Doctor of Economic Management

- Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

- Chương trình được thiết kế nhằm đào tạo tiến sĩ quản lý kinh tế là những người có kiến thức chuyên sâu về quản lý kinh tế, có phương pháp tư duy khoa học, có khả năng phát hiện, phân tích đánh giá các vấn đề mới trong lĩnh vực quản lý kinh tế, có khả năng luận giải mới các kiến thức chuyên sâu, hiện đại về quản lý kinh tế.

- Tiến sĩ Quản lý kinh tế là người có năng lực chuyên môn và kỹ năng nghiên cứu độc lập; có khả năng tổ chức, thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu, trở thành các chuyên gia cấp cao trong việc phân tích, tư vấn, phản biện và thực thi chính sách kinh tế, các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Sau khi hoàn thành chương trình học, tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế được trang bị phương pháp tư duy khoa học, phương pháp nghiên cứu hiện đại, có khả năng viết và trình bày các báo cáo khoa học một cách chuyên nghiệp, có khả năng phát hiện, phân tích, đánh giá sự tương tác giữa các nhân tố trong lĩnh vực quản lý kinh tế, trên cả cách tiếp cận vi mô và vĩ mô.

- Đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức, sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý kinh tế, khả năng áp dụng các kiến thức, phương pháp luận, kỹ năng tư duy khoa học để vận dụng một cách hiệu quả vào quá trình xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý tại doanh nghiệp và tổ chức.

- Đối với các nhà hoạch định chính sách, chương trình học sẽ cung cấp các kỹ năng, kiến thức dự báo, phân tích, hoạch định, phản biện chính sách để có thể vận dụng hiệu quả trong việc xây dựng và hoạch định chính sách trong lĩnh vực quản lý kinh tế.

- Đối với các nhà nghiên cứu và tư vấn, sẽ được trang bị các kỹ năng phản biện, lập luận và tư duy khoa học trong lĩnh vực quản lý kinh tế, từ đó, nâng cao năng lực nghiên cứu, tư vấn, phản biện, có khả năng nghiên cứu độc lập hoặc tổ chức nghiên cứu các đề tài, dự án nghiên cứu trong nước và quốc tế.

3. Thông tin tuyển sinh

3.1. Hình thức tuyển sinh

3.1.1. Đối tượng từ thạc sĩ: xét hồ sơ chuyên môn theo quy định của ĐHQGHN.

3.1.2. Đối tượng từ cử nhân: kết hợp thi tuyển và xét hồ sơ chuyên môn.

- Môn thi Cơ bản: Kinh tế chính trị

- Môn thi Cơ sở: Quản trị học

- Xét hồ sơ chuyên môn theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội.

3.2. Đối tượng tuyển sinh

3.2.1. Về văn bằng

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành/chuyên ngành Quản lý kinh tế từ loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành đúng, ngành/chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành Quản lý kinh tế.

3.2.2 Điều kiện về công trình khoa học

- Trong thời hạn 36 tháng tính đến ngày đăng ký dự tuyển là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu của 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỷ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận.

- Đối với những người đã có bằng thạc sĩ nhưng hoàn thành luân văn thạc sĩ với khối lượng học tập dưới 10 tín chỉ trong chương trình đào tạo thạc sĩ thì phải có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo khoa học.

3.2.3. Điều kiện về thâm niên công tác

- Người dự thi vào chương trình đào tạo tiến sĩ Quản lý kinh tế cần có ít nhất 02 năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực của chuyên ngành đăng ký dự thi (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày đăng ký dự thi).

3.3. Điều kiện về năng lực ngoại ngữ

Người dự tuyển phải có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau đây:

a. Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh;

b. Bằng tốt nghiệp đại học các ngành Ngôn ngữ Anh hoặc Sư phạm tiếng Anh do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

c. Chứng chỉ ngoại ngữ theo Bảng tham chiếu dưới đây do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày thi lấy chứng chỉ tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

STT

Chứng chỉ

Trình độ

1

TOEFL iBT

45-93

2

IELTS

5-6.5

3

Cambridge examination

CAE 45-59

PET Pass with Distinction

3.4. Danh mục các chuyên ngành đúng/phù hợp, chuyên ngành gần

3.4.1.Văn bằng cử nhân

- Ngành/chuyên ngành phù hợp: Không có

3.4.2. Văn bằng thạc sĩ

- Ngành/chuyên ngành phù hợp: Không có

- Ngành/Chuyên ngành gần:

Mã số

Ngành/Chuyên ngành

8340401

Khoa học quản lý

8340402

Chính sách công

8340403

Quản lý công

8340404

Quản trị nhân lực

8340405

Hệ thống thông tin quản lý

8340406

Quản trị văn phòng

8340412

Quản lý khoa học và công nghệ

8310101

Kinh tế học

8310102

Kinh tế chính trị

8310104

Kinh tế đầu tư

8310105

Kinh tế phát triển

8310106

Kinh tế quốc tế

8310107

Thống kê kinh tế

8310108

Toán kinh tế

8340101

Quản trị kinh doanh

8340121

Kinh doanh thương mại

8340201

Tài chính - Ngân hàng

8340204

Bảo hiểm

8340301

Kế toán

8380107

Luật Kinh tế

Chuyên ngành thí điểm

Chính sách công và phát triển

Chuyên ngành thí điểm

Quản trị các tổ chức tài chính

Chuyên ngành thí điểm

Quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp

>> Chi tiết về chương trình xem tại đây

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN