Trang Đào tạo sau đại học
 
Thông tin LATS của NCS Trịnh Văn Súy

Tên luận án: Những vấn đề kinh tế- xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Thanh Hóa.


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Trịnh Văn Súy
2. Gới tính : Nam
3. Ngày sinh: 05/5/1965
4. Nơi sinh: Thanh Hóa

5. Quyết định công nhận trúng tuyển Nghiên cứu sinh số: 186/QĐ- TCT- ĐT, ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Giám đốc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội .

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên luận án: Những vấn đề kinh tế- xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Thanh Hóa.

8. Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị 

9. Mã số: 62 31 01 01.

10. Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phí Mạnh Hồng.

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

- Bổ sung và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về các vấn đề kinh tế-xã hội nảy sinh mang tính phổ biến trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt khi gắn các vấn đề này với sự xung đột lợi ích giữa các bên có liên quan.

- Chỉ ra những vấn đề kinh tế- xã hội mới nảy sinh có tác động tiêu cực đến quá trình CPH DNNN tại tỉnh Thanh Hóa trong 15 năm qua (1998-2014).

- Đánh giá khách quan và sát thực về hiệu quả của các biện pháp giải quyết những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong quá trình CPH DNNN của các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian 1998-2014. 

- Đưa ra hệ thống quan điểm và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để xử lý có hiệu quả các tác động của những vấn đề kinh tế - xã hội tiêu cực nảy sinh trong quá trình CPH DNNN ở Thanh Hóa từ nay đến năm 2020.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Kết quả của luận án là luận cứ cho việc xác định và xử lý các vấn đề kinh tế -xã hội nẩy sinh trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Thanh Hóa, đồng thời cũng là cơ sở tham khảo cho các tỉnh, thành trong cả nước trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

13 Những hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu sâu hơn về xung đột lợi ích trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giữa: Nhà nước, doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp, các cổ đông và người lao động để khẳng định: xung đột lợi ích là cuội nguồn sâu sa của các vấn đề kinh tế - xã hội nẩy sinh trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

14 Các công trình đã công bố liên quan đến luận án

1.   Trịnh Văn Súy, 2010. “Cổ phần hoá DNNN của tỉnh Thanh Hoá, một số vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí Thương Mại, số 33, 34.

2.   Trịnh Văn Súy, 2013. “ Cổ phần hóa DNNN ở Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học chính trị tháng 4 năm 2013.

3.   Trịnh Văn Súy, 2013. “ Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hóa các DNNN ở Thanh Hóa”,Tạp chí Kinh tế Môi trường, tháng 5-6 năm 2013, ISSN 1559 – 1906.

4.   Trịnh Văn Súy, 2013. “ Cổ phần hóa DNNN của tỉnh Thanh hóa, một số kinh nghiệm và đề xuất”, Tạp chí Kinh tế môi trường, tháng 7 năm 2013.

5.   Trịnh Văn Súy, 2014. “ Hiệu quả sán xuất kinh doanh từ mô hình liên kết 4 nhà của công ty cổ phần mía đường Lam Sơn”, Tạp chí Kinh tế Môi trường, số xuân Giáp Ngọ, 2014, ISSN 1559 – 1906.

6.   Trịnh Văn Súy “Năm 2015 triển vọng phát triển môi trường kinh doanh Việt Nam”, tạp chí kinh tế môi trường số 1+2 năm 2015.

7.   Trịnh Văn Súy, 2015. “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Một số giải pháp chủ yếu cho tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số tháng 3 năm 2015.

8.   Trịnh Văn Súy, 2015. “Tăng trưởng xanh xu hướng của thời đại”. Tạp chí kinh tế môi trường, số tháng 5-6 năm 2015.

>>>>> Xem bản thông tin bằng Tiếng Anh.


UEB_net