Trang Đào tạo sau đại học
 
Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Phí Mạnh Phong

Tên đề tài: Bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở Việt Nam


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phí Mạnh Phong

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 12/01/1978

4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 61/QĐ-ĐHKT ngày 13/01/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo

Điều chỉnh tên Đề tài luận án theo Quyết định số 4463/QĐ-ĐHKT ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội:

- Đề tài cũ: Tác động của bảo hiểm y tế đến tiếp cận các dịch vụ và chi tiêu y tế của người cao tuổi ở Việt Nam”

- Đề tài mới: Bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở Việt Nam

7. Tên đề tài luận án: Bảo hiểm y tế cho người cao tuổi ở Việt Nam

8. Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị

9. Mã số: 9 31 01 01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Giang Thanh Long (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

* Về mặt học thuật, lý luận

Luận án góp phần tổng hợp lý thuyết về BHYT và trên cơ sở đó khái quát lợi ích của BHYT đối với người tham gia và các chủ thể khác. Luận án cung cấp thêm các bằng chứng thực nghiệm mới, góp phần thảo luận với các nghiên cứu khác ở Việt Nam và trên thế giới về chủ đề lợi ích của BHYT đối với NCT cũng như tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu chủ đề này.

* Về thực tiễn

- Luận án rút ra bài học kinh nghiệm thành công và thất bại cho Việt Nam trong việc thực hiện một số chương trình BHYT cho NCT ở một số quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ghana.

- Luận án chứng minh được lợi ích của BHYT đối với NCT ở Việt Nam, cụ thể là BHYT đã giúp NCT cải thiện tiếp cận DVYT và giảm gánh nặng chi trả tiền túi cho sử dụng DVYT. Bên cạnh đó, luận án cũng chứng minh rằng nhiều bất cập, hạn chế còn tồn tại trong hoạt động BHYT cho NCT. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết các bất cập đó, từ đó nâng cao lợi ích của BHYT cho NCT ở Việt Nam

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách về BHYT ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, đánh giá chính sách BHYT ở Việt Nam.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu sinh dự kiến tiếp tục phát triển đề tài này bằng cách kết nối với các yếu tố kinh tế-xã hội liên quan cũng như xây dựng các mô hình kinh tế để phân tích vấn đề tài chính chăm sóc sức khỏe cho NCT ở Việt Nam.

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

* Các công trình công bố bằng Tiếng Việt:

[1]. Phí Mạnh Phong và Phạm Thị Hồng Thắm (2016). “Tham gia bảo hiểm y tế và sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi ở Việt Nam: Nhìn từ các cuộc điều tra hộ gia đình”. Tạp chí Bảo hiểm Xã hội, số 5(298), tháng 5-2016: trang 24 – 25 và 39.

[2]. Giang Thanh Long và Phí Mạnh Phong (2016). “Thực trạng và các yếu tố tác động tới nghèo của người cao tuổi ở Việt Nam”. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 233, tháng 11/2016: trang 70 -78.

[3]. Giang Thanh Long and Phí Mạnh Phong (2017). “Sử dụng dịch vụ và gánh nặng tài chính trong chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở Việt Nam”. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 12(475), tháng 12/2017: trang 45-54.

* Các công trình công bố bằng tiếng Anh:

[1]. Giang Thanh Long, Pham Thi Hong Tham and Phi Manh Phong (2018). “Productive activities of the older people in Vietnam”. Social Science and Medicine. DOI: https://doi.org/10.1016/j.socscimed.2018.09.054

[2]. Giang Thanh Long, Phi Manh Phong, Pham Thi Hong Tham (2018), ‘Chapter 5: Vietnam’ in Giang Thanh Long & Theresa W. Devasahayam (eds.) Health rights of older people: Comparative Perspectives in ASEAN Countries. Singapore/London: Routledge.

[3]. Giang Thanh Long and Phi Manh Phong (2017). “The older women in Vietnam: Life – course poverty, determinants and policy implications”. In the Proceeding of international conference titled “Emerging issues in economics and business in the context of international integration”. Page: 213 – 226. Hanoi: National Economics University Press. 


Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN