Tên đề tài luận án: Nhân lực các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình: Thực trạng và giải pháp
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Quốc Khánh
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 05/02/1982
4. Nơi sinh: Lệ Thuỷ, Quảng Bình.
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 2217/QĐ-ĐHKT ngày 27/9/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định số 1472/QĐ-ĐHKT ngày 25/7/2013 về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ.
- Quyết định số 3761/QĐ-ĐHKT ngày 31/8/2015 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo.
- Quyết định số 3766/QĐ-ĐHKT ngày 29/12/2017 về việc trả nghiên cứu sinh về cơ quan công tác hoặc địa phương.
- Công văn số 1698/ĐHQGHN-ĐT ngày 31/5/2019 về việc cho phép ông Nguyễn Quốc Khánh được đánh giá chuyên đề tiến sĩ.
7. Tên đề tài luận án: Nhân lực các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình: Thực trạng và giải pháp.
8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
9. Mã số: 9340101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Lê Quân; 2. TS Đỗ Xuân Trường
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nhân lực doanh nghiệp du lịch và năng lực nhân lực du lịch.
Xây dựng được mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá nhân lực quản lý tại các doanh nghiệp du lịch dựa trên phương pháp tiếp cận năng lực.
Đánh giá được thực trạng nhân lực quản lý tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Đề xuất các giải pháp kiến nghị để phát triển nhân lực quản lý tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp sẽ biết được thực trạng nhân lực quản lý, những khó khăn gặp phải trong hoạt động quản trị nhân lực. Từ đó doanh nghiệp sẽ có những chính sách phù hợp.
- Đối với bản thân các nhà quản lý: Tự đánh giá được năng lực làm việc của bản thân, từ đó có ý thức hơn trong việc nâng cao năng lực làm việc.
- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Nhìn nhận một cách khách quan hơn về thực trạng nhân lực quản lý tại các doanh nghiệp du lịch. Từ đó, có định hướng trong việc phát triển nguồn nhân lực du lịch Tỉnh Quảng Bình.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Xây dựng được danh mục năng lực nhằm đánh giá các cấp nhân lực quản lý (cấp cao, cấp trung, cấp cơ sở) tại các doanh nghiệp du lịch. Hoặc đánh giá nhân lực quản lý các doanh nghiệp dựa theo quy mô của doanh nghiệp: doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Đánh giá nhân lực quản lý nhà nước về du lịch theo hướng tiếp cận năng lực, nhằm nâng cao chất lượng của công tác quản lý nhà nước về du lịch.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
STT | Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án |
11 | Đánh giá năng lực giám đốc doanh nghiệp nhỏ Việt Nam qua mô hình ASK - Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh, Tập 28, Số 1 năm 2012 |
12 | Phát triển nguồn nhân lực ngành kinh doanh du lịch tỉnh Quảng Bình: Thực trạng và những vấn đề đặt ra – Tạp chí Khoa học và Thương mại, số 74 + 75, tháng 10 + 11, năm 2014 |
13 | Đề tài khoa học cấp tỉnh: Nghiên cứu, đề xuất phát triển nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Bình. |
14 | Giải pháp hoàn thiện chất lượng đội ngũ nhân lực của các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình – Tạp chí Khoa học và công nghệ, số 28, tháng 6/2015. |
55 | Chất lượng nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Bình: Nghiên cứu điển hình Công ty Oxalis adventure tours và Khu nghỉ dưỡng Sun Spa Resort – Tập san Kinh tế và Dự báo, số 33, tháng 11 năm 2019. |