Tên đề tài: Thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thị Linh
2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 03/02/1986
4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 61/QĐ-ĐHKT ngày 13 tháng 1 năm 2015
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ: Theo Quyết định số 4273/QĐ-ĐHKT ngày 5 tháng 10 năm 2015 về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ cho NCS Phạm Thị Linh
- Kéo dài thời gian đào tạo: Theo Quyết định số 3742/QĐ-ĐHKT ngày 29/12/2017 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian đào tạo trong chương trình đào tạo của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
7. Tên đề tài luận án: Thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam
8. Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
9. Mã số: 9310102.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Thị Thanh Xuân
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Thứ nhất, luận án hệ thống hóa và làm rõ các nội dung lý luận và thực tiễn về thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường.
Thứ hai, luận án nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện thị trường hóa của quốc gia đi đầu là Hoa Kỳ và quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam là Trung Quốc để rút những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể áp dụng.
Thứ ba, luận án đưa ra được khung phân tích và các tiêu chí đánh giá mức độ thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam làm cơ sở đánh giá thực trạng thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2018 để tìm ra những tồn tại và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó đưa ra hệ thống giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ tư, luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu về thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam - một lĩnh vực rất mới và chưa được nhiều học giả quan tâm.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Những nghiên cứu về thực trạng trong luận án sẽ là minh chứng cho tiến trình thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam.
- Những giải pháp mà luận án đưa ra sẽ làm tham khảo hữu ích cho các nhà làm luật trong quá trình thiết lập thị trường dịch vụ môi trường ở Việt Nam.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Nghiên cứu mức độ sẵn lòng chi trả và khả năng chi trả của người thụ hưởng các dịch vụ môi trường.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện thị trường dịch vụ môi trường biển.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
STT | Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án |
1 | Phạm Thị Linh, 2014. Thực tiễn mô hình xã hội hóa bảo vệ môi trường ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 430. |
2 | Phạm Thị Linh, 2016. Nguồn lực tài chính cho bảo vệ môi trường ở Việt Nam- thực trạng và một số giải pháp. Hội thảo khoa học “Việt Nam sau 30 năm đổi mới dưới góc nhìn của tuổi trẻ khối các cơ quan trung ương”, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. |
3 | Phạm Thị Linh, 2016. Chi trả dịch vụ môi trường : Lời giải cho bài toán môi trường và giảm nghèo bền vững. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số cuối tháng 7. |
4 | Phạm Thị Linh, Đậu Thị Thu Hà, 2017. Thị trường chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam và triển vọng. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 499. |
5 | Phạm Thị Linh, Vũ Thị Thái Hà, 2018. Vai trò của nhà nước trong quá trình thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 518. |
6 | Phạm Thị Linh, 2018. Kinh nghiệm quốc tế về chi trả dịch vụ môi trường và bài học rút ra cho Việt Nam. Tạp chí Hậu cần - Kỹ thuật, số 19. |
7 | Phạm Thị Linh, 2020. Thị trường hóa chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam - Thuận lợi và thách thức, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 560. |