Trang Đào tạo sau đại học
 
Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Trần Việt Dũng

Tên luận án: Quản trị thương hiệu Đại học: Nghiên cứu tình huống Đại học Quốc gia Hà Nội


1. Họ và tên nghiên cứu sinh: NCS. Trần Việt Dũng
2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 31/08/1975

4. Nơi sinh: TP Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 61/QĐ-ĐHKT ngày 13/01/2015

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Số 3742/QĐ-ĐHKT ngày 29/12/2017 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo

7. Tên đề tài luận án: Quản trị thương hiệu đại học: Nghiên cứu tình huống Đại học Quốc gia Hà Nội

8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh 9. Mã số: 9340101.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Trí Dũng

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

(i) Luận án đã đánh giá thực trạng quản trị thương hiệu ĐHQGHN trên khía cạnh phát triển và quảng bá thương hiệu của ĐHQGHN, chỉ ra quản trị thương hiệu ĐHQGHN còn một số hạn chế như: Sự kết nối giữa ĐHQGHN và các đơn vị trong hoạt động quản trị thương hiệu còn nhiều hạn chế; hệ thống Fanpage chưa được quản lý hiệu quả; bộ nhận diện thương hiệu ở một số đơn vị còn tuỳ tiện; nội dung trên một số website chưa được chú trọng, không cập nhật tin tức, giao diện lỗi thời; đầu tư về nguồn lực và kinh phí cho nhiệm vụ quản trị thương hiệu tại các đơn vị chưa được chú trọng,...

(ii) Luận án đã tiếp hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tài sản thương hiệu của ĐHQGHN theo mô hình của Aaker (1991). Kết quả của nghiên cứu thu được các nhóm nhân tố “Mức độ nhận biết thương hiệu”, “Sự trung thành với thương hiệu” và “Cảm nhận và liên tưởng về chất lượng” đều có ảnh hưởng đến “tài sản thương hiệu” của ĐHQGHN; nhóm nhân tố “Mức độ nhận biết thương hiệu” có ảnh hưởng tới “Cảm nhận và liên tưởng về chất lượng” và “Sự trung thành với thương hiệu”; nhóm nhân tố “cảm nhận và liên tưởng về chất lượng thương hiệu” có ảnh hưởng tới “Sự trung thành với thương hiệu”

(iii) Đưa ra một số khuyến nghị giải pháp phân theo các nhóm: nhóm giải pháp tăng cường lòng trung thành với thương hiệu, nhóm giải pháp nâng cao nhận biết thương hiệu, nhóm giải pháp nâng cao cảm nhận và liên tưởng thương hiệu, và nhóm các giải pháp hỗ trợ liên quan

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: áp dụng các kết quả nghiên cứu tại phần 11 vào thực tế Quản trị tài sản thương hiệu tại Đại học Quốc gia Hà Nội và các trường trực thuộc ĐHQGHN.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

(i) Mở rộng phạm vi nghiên cứu, không chỉ dừng trong ĐHQGHN mà còn lặp lại và so sánh với một số trường đại học khác thuộc đại học vùng hoặc ĐHQG TP.HCM

(ii) Tăng tính tổng quát hóa của nghiên cứu bằng cách gia tăng số lượng mẫu khảo sát, đặc biệt với các mẫu đang có số lượng ít trong nghiên cứu này.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

 

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

Trần Việt Dũng, 2017. Một số khia cạnh lý luận trong quản trị thương hiệu đại học. Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 260, trang 85-89.

2

Trần Việt Dũng, 2018. Ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến sự hài lòng của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh: Nghiên cứu tại Phú Thọ, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, số 3 tháng 3(2018), trang 1-11

3

Trần Việt Dũng, 2018. Xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch Phú Thọ. Báo Kinh tế và Dự báo, số 33, trang 28-31.

4

Trần Việt Dũng, 2019. Quản trị thương hiệu đại học theo tiếp cận mô hình tài sản thương hiệu dựa vào khách hàng. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Kinh tế và kinh doanh, số 35, trang 74-85.


Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN