Tên đề tài luận án: Phát triểu Du lịch di sản văn hóa theo hướng bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Phúc Lưu
2.Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 19/08/1979
4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định 4093/QĐ-SĐH, ngày 16/12/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định số 2667/QĐ-ĐHKT ngày 29/9/2017 về việc phân công bổ sung cán bộ hướng dẫn luận án tiến sĩ của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
- Quyết định số 2668/QĐ-ĐHKT ngày 29/9/2017 về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
- Quyết định số 4113/QĐ-ĐHKT ngày 31/12/2019 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
7. Tên đề tài luận án: Phát triểu Du lịch di sản văn hóa theo hướng bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý đối với Việt Nam.
8. Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
9. Mã số: 9310106.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
- Hướng dẫn chính: PGS.TS Hà Văn Hội
- Hướng dẫn phụ: TS. Nguyễn Tiến Minh
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
11.1. Đóng góp về mặt lý luận
- Luận án làm rõ khái niệm và đặc điểm của phát triển du lịch di sản văn hóa theo hướng bền vững. Đồng thời chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng của phát triển du lịch di sản theo hướng bền vững.
- Luận án chỉ ra các nội dung của phát triển du lịch di sản theo hướng bền vững.
11.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Từ việc phân tích chính sách và thực trạng phát triển du lịch di sản theo hướng bền vững của một số quốc gia điển hình ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Malaysia, Luận án rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Luận án đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện phát triển du lịch di sản văn hóa của Việt Nam theo hướng bền vững.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn:
Luận án là tài liệu tham khảo hứu ích cho các đối tượng có liên quan đến hoạt động phát triển du lịch di sản theo hướng bền vững như các cán bộ quản lý nhà nước, các nhà quản lý doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, cộng đồng địa phương nơi có các di sản văn hóa, các cán bộ nghiên cứu giảng dạy về du lịch bền vững và các sinh viên chuyên ngành du lịch...vv.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Đánh giá tác động của môi trường đến phát triển du lịch của Việt Nam.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
[1] Kinh nghiệm phát triển bền vững du lịch di sản văn hóa của Nhật Bản và một số khuyến nghị cho Việt Nam – Tạp chí Quản lý nhà nước – Học viện Hành chính Quốc gia, số 295, tháng 8 năm 2020.
[2] Giải pháp phát triển du lịch di sản văn hóa – Tạp chí Quản lý nhà nước – Học viện Hành chính Quốc gia, số 290 tháng 3 năm 2020.
[3] Goals and policies for developing the global supply chain of Vietnamese cultural heritage tourism products – Proceedings The 6th Conference on International Economic Cooperation and Intergration – Hanoi, 2019.
[4] Mục tiêu và chính sách phát triển du lịch di sản văn hóa Hà Nội - Tạp chí Quản lý nhà nước – Học viện Hành chính Quốc gia, số 238, tháng 11 năm 2015.
[5] Tiềm năng và hiện trạng du lịch di sản văn hóa Hà Nội – Tạp chí Quản lý nhà nước – Học viện Hành chính Quốc gia, số 236, tháng 9 năm 2015.