1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Ngô Thị Hồng Nhung 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 30/12/1983 4. Nơi sinh: Hải Phòng
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3686/QĐ-ĐHKT ngày 28/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu ảnh hưởng của Marketing xã hội tới thái độ và hành vi tham gia giao thông đường bộ của người dân tại Hà Nội
8. Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh 9. Mã số: 9340101.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Trí Dũng và TS. Hồ Chí Dũng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
(1) Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về marketing xã hội, thái độ và hành vi cũng như ảnh hưởng của marketing xã hội hỗn hợp đến thái độ và hành vi của người tham gia giao thông đường bộ trong bối cảnh Việt Nam.
(2) Xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố tác động đến thái độ và do đó, đến hành vi của người dân khi tham gia giao thông đường bộ, bao gồm: sản phầm, giá, phân phối, xúc tiến, đối tác, công chúng, nguồn lực. Đồng thời, bổ sung biến điều tiết (hiệu lực của luật và thời tiết) và biến kiểm soát (tuổi và trình độ học vấn).
(3) Xác định ảnh hưởng của các yếu tố marketing xã hội hỗn hợp tới thái độ, hành vi tham gia giao thông đường bộ của người dân tại Việt Nam. Yếu tố Thái độ chịu tác động của các yếu tố, theo mức độ giảm dần là yếu tố Đối tác (β = 0.186), Nguồn lực (β = 0,167), Phân phối (β = 0,111), Xúc tiến (β = 0,1), Giá (β = 0,095), Sản phẩm (β = 0,077) và Công chúng (β = 0,049).
(4) Ảnh hưởng của biến điều tiết (hiệu lực của luật và thời tiết) (β = 0,177) tác động mạnh thứ hai tới hành vi tham gia giao thông đường bộ của người dân.
(5) Xác định mối quan hệ giữa thái độ và hành vi tham gia giao thông đường bộ của người dân phụ thuộc vào biến kiểm soát (tuổi (β = 0,212) và trình độ học vấn (β = 0,135)).
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Đề xuất một số giải pháp tác động làm thay đổi thái độ, hành vi tham gia giao thông đường bộ của người dân theo các yếu tố marketing hỗn hợp của marketing xã hội, giải pháp gắn với từng nhóm chủ thể thực hiện và nhóm giải pháp bổ trợ khác.
Một số khuyến nghị cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách trong phạm vi khuyến khích hành vi an toàn giao thông đường bộ và hướng tới môi trường an toàn giao thông đường bộ bền vững. Đồng thời, kết hợp giữa xây dựng, phát triển các chính sách với đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: (i) Mở rộng và đưa thêm các yếu tố tiềm ẩn hoặc tiềm năng; (ii) Mở rộng phạm vi không gian nghiên cứu sang một số tình thành khác ở Việt Nam.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
STT | Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án |
1 | Ngô Thị Hồng Nhung (2019). Vận dụng marketing xã hội vào giải quyết các vấn đề xã hội. Tạp chí Khoa học Học viện Phụ nữ Việt Nam, số 4, 2019. |
2 | Ngô Thị Hồng Nhung (2020). Tổng quan về marketing xã hội, thái độ và hành vi tham gia giao thông đường bộ trên Thế giới và ở Việt Nam. Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, số 576, tháng 11 năm 2020. |
3 | Ngô Thị Hồng Nhung (2020). Nghiên cứu các mô hình hành vi trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 36, tháng 12 năm 2020. |
4 | Ngô Thị Hồng Nhung (2021). Thực trạng hành vi tham gia giao thông đường bộ ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 2, tháng 1 năm 2021. |