1. Họ và tên NCS: Nguyễn Quang Tùng | 2. Giới tính: Nam |
3. Ngày sinh: 17/11/1972 | 4. Nơi sinh: Hà Nội |
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định số 2349/QĐ-ĐHKT ngày 25/8/2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Quyết định số 2523/QĐ-ĐHKT ngày 15/9/2017 về
việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Nguyễn Quang Tùng,
Khóa QH-2016-E;
Quyết định số 4113/QĐ-ĐHKT ngày 31/12/2019 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo;
7. Tên đề tài luận án: Xây dựng đặc khu kinh tế tại Việt Nam.
8. Chuyên ngành: Kinh tế chính trị | 9. Mã số: 9 31 01 02.01 |
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Xuân Bá
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Về cách tiếp cận: Luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống
- Về khía cạnh lý thuyết:
+ Hệ thống hóa các khung lý thuyết nghiên cứu và các nghiên cứu về ĐKKT;
+ Xây dựng, hệ thống hóa, phân loại các loại hình ĐKKT trên thế giới;
+ Định hình bộ tiêu chí đánh giá các loại hình ĐKKT trên thế giới.
+ Đưa ra những quan điểm, định hướng, mục tiêu, giải pháp đối với loại hình ĐKKT sẽ lựa chọn xây dựng trong thời gian tới.
- Về khía cạnh thực tiễn: Luận án đưa ra các kết quả sau
+ Từ thực tiễn phát triển các ĐKKT tại các nước trên thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển, chỉ ra những yếu tố quyết định đến sự thành công, thất bại của các ĐKKT trên thế giới; bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
+ Phân tích thực trạng phát triển các loại hình KKT ở Việt Nam trong thời gian qua; đánh giá những mặt được; những tồn tại, hạn chế, yếu kém;
+ Xác định loại hình ĐKKT của Việt Nam sẽ hình thành, xây dựng và phát triển trong giai đoạn tới, giai đoạn đất nước Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, cũng như sự tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
+ Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách quản lý vĩ mô nói chung, giúp ích cho quá trình hoạch định và thực thi chính sách hình thành, xây dựng và phát triển các ĐKKT tại Việt Nam trong thời gian tới.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
- Dựa trên kết quả này, một số hình thức dạng ĐKKT (ví dụ khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế,…) có thể được phân tích, nhìn nhận về điểm mạnh, điểm yếu liên quan đến hoạt động của mình. Các khu này có thể xem xét các yếu tố, lý giải thấu đáo mang tính kinh tế chính trị về các vấn đề có tính quy luật, các nhân tố tác động và kênh tác động đến quá trình vận hành của các khu, từ đó có những giải pháp phù hợp để cải thiện hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.
- Về khía cạnh chính sách, nghiên cứu này làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế vùng có thể có được những chính sách phù hợp khuyến khích, hỗ trợ phát triển mô hình ĐKKT trong tương lai.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả là nghiên cứu mô hình ĐKKT thế hệ mới, hệ thống hóa các vấn đề, đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đề xuất quan điểm, định hướng, phương thức, giải pháp triển khai mô hình này.
14. Các công trình đã công bố liên quan đến luận án:
[1]. Phát triển đặc khu kinh tế ở Ấn Độ - Bài học cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, trang 25-31, số 9, năm 2017.
Vấn đề then chốt trong xây dựng đặc khu kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, trang 4-7, số 495, tháng 6/2017.