1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Tuấn Hùng 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 20/10/1983 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định 4589/QĐ-ĐHKT, ngày 10/11/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Quyết định số 3744/QĐ-ĐHKT ngày 29/12/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ.
- Quyết định số 3702/QĐ-ĐHKT ngày 28/12/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo.
7. Tên đề tài luận án: Phát triểu các khu kinh tế cửa khẩu theo hướng hình thành các khu hợp tác kinh tế qua biên giới của Việt Nam.
8. Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế 9. Mã số: 9310106.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Hội
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án
11.1. Đóng góp về mặt lý luận
- Luận án góp phần làm rõ hơn khái niệm, nội hàm, cũng như vai trò của phát triển Kinh tế cửa khẩu, hướng tới hình thành khu Hợp tác kinh tế qua biên giới. Từ đó khẳng định phát triển khu Kinh tế cửa khẩu để hình thành các khu Hợp tác kinh tế qua biên giới là xu hướng tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Luận án phân tích và chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng, cũng như nội dung, điều kiện phát triển các khu Kinh tế cửa khẩu theo hướng hình thành các khu Hợp tác kinh tế qua biên giới.
Các kết quả nghiên cứu nêu trên, sẽ góp phần làm rõ hơn khung lý thuyết về phát triển khu Kinh tế cửa khẩu theo một định hướng cụ thể.
11.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Kết quả phân tích, đánh giá chính sách và thực trạng phát triển của khu Kinh tế cửa khẩu của bốn tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, có giá trị tham khảo cho các địa phương nêu trên để nhận diện rõ thế mạnh, tiềm năng, cơ hội và những khó khăn, thách thức đối với việc phát triển các khu Khu kinh tế cửa khẩu theo hướng thành lập các khu hợp tác kinh tế qua biên giới. Từ đó, có những biện pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển các khu Kinh tế cửa khẩu này.
- Những đề xuất của Luận án về mô hình khu Hợp tác kinh tế qua biên giới cũng như một số giải pháp nhằm phát triển các khu Kinh tế cửa khẩu theo các mô hình này tại các tỉnh bốn Tỉnh nêu trên, có giá trị tham khảo cho các Tỉnh nêu trên trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển khu Kinh tế cửa khẩu, cũng như có lộ trình cụ thể trong việc triển khai thành lập khu Hợp tác kinh tế qua biên giới.
12. Khả năng ứng dụng thực tiễn
Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho chính quyền địa phương tại bốn tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng trong việc lựa chọn mô hình khu Hợp tác kinh tế qua biên giới phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi địa phương.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo
- Đánh giá tác động của việc phát triển các khu Kinh tế cửa khẩu theo hướng hình thành các khu Hợp tác kinh tế qua biên giới tới xóa đói, giảm nghèo tại các địa phương vùng biên giới của Việt Nam.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển các khu Kinh tế cửa khẩu của Việt Nam.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án
STT | Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án |
1 | Lê Tuấn Hùng (2015), Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo – Cơ quan ngôn luận của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, số 13, tháng 07/2015, trang 27-29. |
2 | Lê Tuấn Hùng (2019), Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam: Thực trạng, mô hình và giải pháp, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Vol.35, No1 (2019), trang 48-59 |
3 | Lê Tuấn Hùng (2019), Giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh Tây Ninh, Tạp chí Kinh tế và Quản lý – Viện kinh tế * Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, số 32, tháng 12/2019, trang 72-74 |
4 | Lê Tuấn Hùng (2020), Kinh nghiệm phát triển các khu kinh tế cửa khẩu của Trung Quốc và một số hàm ý đối với Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 562, tháng 4/2020, trang 13-15. |