Khoa Kinh tế Phát triển (VN)
 
Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN sáng chế giải pháp thú vị về môi trường

Linh Chi, Trần Thu Xuân và Phạm Thị Phương (sinh viên năm thứ 4 - Khoa Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN) đã đạt giải Nhì nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia, giải Nhất cấp trường với đề tài “Giảm thiểu đốt rơm rạ khu ngoại thành Hà Nội”. Các phương pháp như dùng chế phẩm vi sinh khiến rơm thành phân bón… còn xa lạ với người dân.


Qua khảo sát và đưa nội dung đề tài nghiên cứu đến người dân, nhóm đã nhận được ý kiến đồng thuận nếu các biện pháp đó được áp dụng tại địa phương. Chính vì vậy, nhóm càng mong muốn đề tài của mình không chỉ nằm trên giấy”.

Giải pháp hay từ những ý tưởng gần gũi

Sau khi tiến hành khảo sát lấy ý kiến của bà con sinh sống tại khu vực Đan Phượng (Hà Nội), nhóm nghiên cứu đưa ra một số biện pháp phù hợp với địa phương như các kỹ thuật xử lý rơm, rạ bằng enzym; Sử dụng chế phẩm sinh học Trichodema; Xử lý rơm, rạ thành: Ethanol thay thế cho xăng, dầu; Trồng nấm; Xử lý rơm rạ thành phân bón cho đất và cây trồng bằng chế phẩm sinh học; Bán cho các doanh nghiệp thu gom rơm rạ.

Đồng thời, nhóm đề xuất với chính quyền địa phương khuyến khích, trợ vốn cho nông dân, kết hợp với các chính sách quản lý cho các dự án sử dụng rơm rạ vào sản xuất.

Linh Chi chia sẻ: “Hiện nay, nhiều địa phương có quy định cấm người dân đốt rơm rạ, tuy nhiên hiện tượng “đốt chui” vẫn còn. Vì vậy, để Hà Nội trở thành thành phố không khói rơm trong tương lai, điều cần làm là phổ biến các phương pháp gần gũi, dễ thực hiện mà đem lại lợi nhuận cao cho người dân. Qua đó, vừa mang lại lợi ích cho môi trường còn giúp người dân có thêm thu nhập”.

Với tính thực tiễn và ứng dụng cao, đặc biệt là các giải pháp gần gũi, thân thiện với người dân, đề tài nghiên cứu của nhóm được đánh giá cao và đạt giải Nhất cấp Trường Đại học Kinh tế, giải Nhì cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.

Với đề tài này, 3 bạn trẻ mong muốn được ứng dụng trong thực tiễn. Trong thời gian tới, nhóm sẽ tiếp tục tìm hiểu chuyên sâu hơn để thu hút các nhà đầu tư, đưa những nghiên cứu thành sản phẩm kinh tế đem lại lợi ích thiết thực cho người dân.


Theo Soha