Đây là đề tài nghiên cứu khoa học được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia ( NAFOSTED) do TS Trần Quang Tuyến làm chủ nhiệm, mã số 502.99-2015.10, thời gian từ tháng 7/2017 tới tháng 7/2019.
1. Giới thiệu chung về đề tài:
Nhiều nghiên cứu đã xem xét đóng góp của các nhân tố trong việc nâng cao mức sống của hộ gia đình ở Việt Nam. Các nghiên cứu này thường xem xét đặc điểm hộ gia đình và đặc điểm của cộng đồng ( hạ tầng, điều kiện tự nhiên, địa lý…) trong việc nâng cao mức sống dân cư. Tuy nhiên, ngoài các đặc điểm cộng đồng nói trên thì chất lượng quản trị công của chính quyền địa phương cũng có tác động đáng kể tới chất lượng cuộc sống. Ở Việt Nam, nâng cao chất lượng quản trị công được coi điều kiện tiên quyết để giảm nghèo và nâng cao mức sống dân cư. Mặc dù vậy, chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động của chất lượng quản trị công tới mức sống của các hộ gia đình ở Việt Nam.
Chính vì vậy, Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên sử dụng các mô hình kinh tế lượng vi mô để đánh giá tác động của thế chế cấp tỉnh ( được đo bằng nhiều chỉ số theo điều tra PCI và PAPI) tới mức sống hộ gia đình (được đo bằng thu nhập, nghèo đói, bất bình đẳng). Trên cơ sở có được các bằng chứng thực nghiệm đầu tiên về tác động của chất lượng quản trị công cấp tỉnh tới một số khía cạnh quan trọng của mức sống hộ gia đình, đề tài sẽ đưa ra những khuyến nghị chính sách hữu ích góp phần nâng cao mức sống dân cư ở Việt Nam, thông qua việc cải cách và nâng cao chất lượng quản trị công cấp tỉnh.
2. Mục tiêu:
· Mục tiêu chung:
Nghiên cứu cung cấp những những bằng chứng kinh tế lượng để làm rõ về vai trò của chất lượng thể chế địa phương tới mức sống hộ gia đình Việt Nam
· Mục tiêu cụ thể:
a. Làm rõ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của thể chế hay chất lượng quản trị nhà nước địa phương tới mức sống dân cư
b. Phân tích thực trạng chất lượng quản trị nhà nước địa phương ( quản trị công cấp tỉnh) và mức sống dân cư trong giai đoạn 2006-2016
c. Tiến hành phân tích thống kê mô tả và phân tích kinh tế lượng về tác động của chất lượng quản trị công cấp tỉnh tới thu nhập, đói nghèo và việc làm của hộ gia đình
e. Cung cấp thêm các tư liệu học thuật về việc sử dụng phương pháp định lượng trong nghiên cứu mức sống và thể chế
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sẽ sử dụng kết hợp giữa phân tích thống kê mô tả và phương pháp kinh tế lượng với dữ liệu mảng và phương pháp biến công cụ để đánh giá tác động của chất lượng thể chế tới việc làm, thu nhập và đói nghèo của hộ gia đình. Các mô hình hồi quy Multinomial Logit, Quantile regression, ANOCA Models, fixed and random effect estimators được sử dụng để trả lời cho các mục tiêu nghiên cứu khác nhau. Dữ liệu được sử dụng từ điều tra lao động trẻ của ILO, tổng điều tra doanh nghiệp, PCI, PAPI, tổng điều tra dân số, điều tra mức sống dân cư các năm.
5. Sản phẩm:
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được gửi, được phản biện và đăng ( chấp nhận đăng) ở ba tạp chí trong danh mục ISI (SSCI: social science citation index) có tên như sau:
1. Tran, T. Q., Tran, A.L, Pham, T. M., & Van, H. V. (2018). Local governance and occupational choice among young people: first evidence from Vietnam, Children and Youth Services Review, 1-20. doi:10.1007/s10902-017-9851-4 [SSCI]. Nhà xuất bản Elsevier LTD, UK. IF=1,838.
2. Tran, T. Q., Doan, T.T, Van, H.V & Nguyen H,T. (forthcoming September, 2018), Heterogenous impacts of provincial governance on household welfare in Vietnam, International Journal of Social Welfare, 1-13. DOI: 10.1111/ijsw.12337. [SSCI], Wiley-Blackwell, UK. IF=0,761.
i.
3. Doan, T.T, Tran, T.Q & Nguyen, H.T (forthcoming December, 2018), Local competitiveness and labour market returns in Vietnam, Hitotsubashi Journal of Economics [SSCI], Hitotsubashi University, Japan.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng được xuất bản ở tạp chí Kinh tế & Phát triển:
1. Trần Quang Tuyến, Lê Thiết Lĩnh (2018), “ Chất lượng quản trị công cấp tỉnh và đói nghèo ở các huyện của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, tháng 5 năm 2018.
2. Trần Quang Tuyến và Vũ Văn Hưởng, (2018) “Chất lượng quản trị công cấp tỉnh và mức sống hộ gia đình: bằng chứng mới từ dữ liệu khảo sát mức sống dân cư năm 2016”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, tháng 3 năm 2018.
3.
Đặc biệt, các kết quả nghiên cứu của bài báo quốc tế thứ nhất đã được Tia Sáng-tạp chí của Bộ Khoa học và Công nghệ giới thiệu lại bằng tiếng việt với các hàm ý chính sách rất thú vị về cơ hội chọn nghề cho lao động trẻ trong bối cảnh chất lượng thể chế cấp tỉnh. Bạn đọc có thể xem thêm tại: http://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-cong-nghe/Bat-binh-dang-ve-co-hoi-lua-chon-nghe-cua-lao-dong-tre-12344.