Có người cặm cụi học những từ tiếng Anh dài, khó nhưng 3 năm mới gặp 1 lần. Nhưng những người sử dụng nhiều ngôn ngữ lại chuộng những từ mà tần suất sử dụng cao nhất.
Ví dụ trong tiếng Anh, từ "the" là từ sử dụng nhiều nhất. Thứ hai là of,....
Bên dưới sẽ là danh sách 1000 từ thông dụng nhất (đính kèm), tiếp theo là các danh sách 2000, 3000, ....
Nói thêm chút về từ vựng Mình có anh bạn, thường hay nghe đài VOA nhưng trình độ nghe không khá mấy. Một hôm bạn ấy hỏi "Sao em nghe hoài mà không tiến?". Tớ bảo, bạn có nghe 2 năm liền cũng không tiến. Không tin hả? Thu băng cái bài nghe tối nay tớ sẽ chứng minh. Bạn ấy thu băng và cho mình nghe, xong mình bảo, có nghe được câu đầu tiên không? Bạn ấy bảo "hơi hơi". Tớ nói "Trên đài có khi âm thanh không tốt, tớ sẽ nói lại câu ấy đây,.....có nghe được không?" Bạn ấy bảo "Cũng không". Rồi, mang cây bút và tờ giấy ra đây, tớ viết lại câu ấy, bạn ấy xem rồi cũng lắc đầu. Bấy giờ tớ mới bảo "Vấn đề là ở chỗ này. Bạn ít từ quá mà đòi nghe đòi nói, tớ viết xuống còn không hiểu thì làm sao mà nghe được. Thứ nữa, có vài từ không mới nhưng cách dùng lạ, bạn cũng không biết nên không hiểu là đúng". Thông điệp là "Có bột mới gột nên hồ". Bạn không thể tay không bắt giặt được. Muốn nấu ăn thì ngoài tài nghệ bạn phải có nguyên vật liệu. Từ vựng chính là nguyên vật liệu. Những từ cơ bản giống như những nguyên vật liệu cơ bản, gồm đường tiêu tỏi mắm muối, tuy cơ bản nhưng hầu như là nấu được hầu hết các món. Những từ lạ, khó, dài giống như những nguyên vật liệu lạ gồm hạt hồi, vi cá, ... không có cũng được, không có gì phải ngại, những loại này chỉ dùng cho mấy đầu bếp 5 sao chứ không phải ai cũng đều phải biết. Đừng bao giờ có ý tham 75000 hay 125000 từ, người nói tiếng mẹ đẻ cũng không có sử dụng nhiều vậy đâu. Nếu nắm vững tầm 3000 thì viết nói nghe đọc nhòe nhoẹt rồi. Tớ thấy có mấy từ trong danh sách 5000 đã bắt đầu quái quái rồi đó, nói viết mấy từ đó đối phương khó hiểu mà có khi mình cũng không hiểu hết.
Nói thêm 1 chút về tra từ điển 1. Nếu cứ lật từ điển từ trang 1, mục A có phần giải thích, ví dụ, 3 trang. Đọc xong 3 trang chắc là cũng tốn nhiều thời gian, rồi mới sực nhớ mình lấy quyển tự điển này ra đâu phải để tra chữ A. Rồi tìm từ khác, ví dụ ...., đọc phần giải thích, ví dụ,... đọc xong muốn dẹp luôn quyển từ điển. Kinh nghiệm là cần từ nào, tra từ ấy. Cần nghĩa nào, nhớ nghĩa ấy, tránh xa đà vào quá nhiều nghĩa lạ, nghĩa hiếm mà quên nghĩa chính 2. Những từ phổ biến như get, have, that, put, ....thì cần phải tra đi tra lại mới nắm hết. Cần học nhiều lần, nhiều nguồn chứ không có tham vọng đọc 1 lần là master luôn. Tránh cứ gặp là tra rồi tốn quá nhiều thời gian mà kết quả không như mong muốn. 3. Nếu khá 1 chút nên chọn từ điển Anh - Anh loại giải thích trong 1000 hoặc 2000 từ. Như thế thì sẽ nắm rõ nghĩa và học từ này thì được từ kia. (chỉ tra lại Anh - Việt để biết tiếng Việt như thế nào. Ví dụ lần đầu không biết orange là quả cam thì nếu chỉ đọc phần giải thích bằng tiếng Anh không thì toi)
Tóm lại: - Nếu có thể dùng từ điển Anh - Anh loại giải thích đơn giản. Ví dụ dành cho học sinh. - Nên nắm nghĩa chính, nghĩa đang cần. Đừng xa đà vào nghĩa hiếm, vào giải thích dài dòng.