Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế-xã hội kể từ công cuộc Đổi mới năm 1986. Trong ba thập kỉ qua, thu nhập bình quân của hộ gia đình Việt Nam đã tăng gấp bốn lần và tỷ lệ nghèo đói đã giảm mạnh từ 50% xuống còn khoảng 2%.
Tuy nhiên, những điều kiện thuận lợi trong nước và trên thế giới kể trên đang dần biến mất, hay thậm chí có thể biến thành lực cản cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những thập kỷ tiếp theo. Đó là áp lực đến từ sự già hoá dân số, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, sụt giảm thương mại toàn cầu hay xu hướng bảo hộ thương mại. Đặc biệt, trong bối cảnh của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, những chính sách thúc đẩy năng suất lao động cần phải tính đến đảm bảo sự bao trùm và bền vững, khi mà ngưởi lao động trong thời kỳ mới có nguy cơ bị bỏ lại phía sau sự phát triển của khoa học công nghệ. Bài phản ứng chính sách số FPE-2020-01 sẽ cung cấp cái nhìn đa chiều về thực trạng năng suất lao động tại Việt Nam cùng những so sánh thú vị với các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, bài viết cũng phân tích những thách thức đối với tăng trưởng năng suất trong bối cảnh của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 dưới góc độ kinh tế chính trị, từ đó gợi ý những chính sách phù hợp để phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo lợi ích của người lao động.
Từ khóa: Năng suất lao động, Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam.
Tải bài viết chi tiết tại đây
TS. Nguyễn Đức Bảo,
TS. Vũ Duy