Khoa Kinh tế Chính trị xin chia sẻ với quý độc giả bài viết của học viên cao học Nguyễn Thị Huệ - Lớp phó Lớp QH-2019-E QLKT2 sau khi tham gia môn học Quản lý Tài nguyên và Môi trường tại lớp và trải nghiệm thực tế tại Khu Du lịch Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội.
Chương trình đào tạo bậc
thạc sỹ tại Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy các học phần đều mang tính thực tế và ứng dụng rất cao của ngành Quản lý kinh tế. Điều đó không chỉ giúp học viên nắm được cơ
sở về lý thuyết mà còn gắn ngay
với thực tiễn. Học phần Quản lý Tài nguyên và Môi trường là một trong những học phần có tính thực tiễn
cao, đáp ứng nhu cầu thực tế trong điều kiện hiện nay.
Minh
chứng cho điều đó, sau khi được TS.
Hoàng Thị Hương giảng dạy trên lớp về cơ sở lý
thuyết, tiếp cận các công cụ Quản lý Tài
nguyên và Môi trường chúng tôi đã
có cơ hội tìm hiểu tình hình thực tế. Bên cạnh các loại tài nguyên như: tài nguyên đất, nước,
rừng, biển… còn có một loại tài nguyên rất đặc biệt, đó là tài nguyên di sản,
di tích - nơi lưu giữ những giá trị lịch sử lâu đời và tiếp nối truyền thống tốt
đẹp về văn hoá lịch sử mà cha ông ta để lại. Bên cạnh những giá trị đó không chỉ
giúp người dân địa phương hiểu về văn hoá, chất liệu kiến trúc, mà còn giúp du khách
trong và ngoài nước hiểu được truyền thống văn hoá lịch sử mang nhiều nét đặc
trưng của làng quê Bắc Bộ. Trải
qua hàng trăm năm chống xâm lược và giữ nước nhưng ông cha ta đã cố gắng giữ gìn để thế hệ sau luôn tự hào và biết
ơn. Điều đó dưới góc độ kinh tế, các thế hệ học viên chúng tôi luôn phải canh cánh trong lòng
rằng với một nhà lãnh đạo có tâm thì cần luôn nhắc nhở, mình rằng:
Làm sao, bằng cách nào để những di
tích lịch sử đó không chỉ sạch, đẹp, lưu giữ giá trị lịch sử, mang lại hiệu quả kinh tế cao mà vẫn tiếp tục
phát triển một các bền vững. Đó là lý do trong khuôn khổ học phần, chúng tôi đã lựa chọn Di tích lịch sử Làng cổ Đường Lâm để xem xét và tiếp cận vấn đề quản lý môi trường.
1. Giới thiệu khái quát về Di tích lịch sử Làng cổ Đường
Lâm
Làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội là điểm đến hấp dẫn nhiều du
khách trong và ngoài nước, là 1 trong 6 điểm du lịch quan trọng được đề cập
trong Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển
du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo. Do vậy, tình
hình quản lý, bảo vệ, giữ gìn môi trường Di tích Làng cổ Đường Lâm được xác định
là nhiệm vụ hàng đầu của TP. Hà Nội.
Nói đến Đường Lâm là nói
đến thương hiệu làng cổ đá ong tiêu biểu nhất, đại diện cho nền văn minh nông nghiệp lúa
nước ở vùng Đồng bằng Châu thổ Sông Hồng với các giá trị văn hóa vật thể và phi
vật thể quý giá được lưu giữ tại hơn 1.000 ngôi nhà. Đây là kết quả khẳng định
sự lao động, gìn giữ của biết bao thế hệ người dân làng cổ. Làng cổ Đường Lâm
hiện còn lưu giữ các loại hình di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như đình Mông
Phụ, Chùa Mía, đền thờ Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền… Các loại văn bia, tư liệu
Hán Nôm, thư tịch cổ, sắc phong, các lễ hội truyền thống, văn hóa ẩm thực đặc
trưng của đồng bằng Bắc bộ. Đây cũng là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi sản
sinh ra nhiều vị anh hùng, danh nhân, khoa bảng, những người hiền tài như: bà
Man Thiện (thân mẫu sinh ra nữ tướng Hai Bà Trưng), Bố Cái Đại Vương Phùng
Hưng, Tiền Ngô Vương - Ngô Quyền, Bà Chúa Mía Nguyễn Thị Ngọc Dong, Sứ thần Thám
hoa Giang Văn Minh…
2. Một số kết quả đạt được trong
công tác quản lý môi trường tại Di tích Lịch sử Làng cổ Đường Lâm
Kể từ khi Làng
cổ Đường Lâm được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà nước cấp quốc
gia (28/11/2005) đến nay, song song với công tác quản lý, bảo tồn, Ban Quản lý
Di tích Làng cổ Đường Lâm từng bước quảng bá, thu hút khách du lịch đến tham
quan tìm hiểu. Nhờ đó, lượng khách du lịch tăng từ 1.000 du khách (năm 2008)
lên 14 vạn du khách (năm 2016). Theo ông Phạm Hùng Sơn,
Trưởng Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm, năm 2014 Đường Lâm có 40% gia đình làm du lịch và đến
năm 2018 con số này đã là gần 70%.
Đoàn học viên 2 lớp vào thăm Ngôi nhà cổ 400 tuổi
Qua nghiên cứu và tìm hiểu
thực tế, có thể thấy một số
kết quả đạt được về công tác quản lý môi trường tại Khu Di tích Làng cổ Đường
Lâm như sau:
Thứ nhất, Với số
lượng du khách đến tham quan ngày càng tăng đã
tạo ra những tác động tích cực đến hình ảnh, về cuộc sống, môi trường, cảnh quan của Di tích
và địa phương.
Thứ hai, Những
năm qua, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, ý thức tự giác, chủ động của
người dân và du khách nên công tác giữ gìn vệ sinh, môi trường đã đạt được cải
thiện nhất định. Các hộ dân trong Làng đã nhận thức được vai trò, tầm quan
trọng của việc bảo vệ, giữ gìn môi trường; tự giác vệ sinh nơi ở, đường làng,
ngõ xóm, điểm công cộng.
Thứ ba, Công
tác thông tin tuyên truyền về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức và hành
động của nhân dân, du khách cũng luôn được đẩy mạnh. Hàng ngày, các hộ dân tự
giác đổ rác đúng nơi, đúng khung giờ quy định và được tổ, đội thu gom rác vận
chuyển đến nơi tập kết. Các hộ kinh doanh, sản xuất, dịch vụ cũng đã chấp hành
quy định vệ sinh môi trường. Trong một số thôn không còn xuất hiện các lò mổ,
chế biến sản phẩm từ gia súc, gia cầm, hay nước thải từ hoạt động sản xuất của
các cơ sở sản xuất, kinh doanh ảnh hưởng đến cảnh quan khu di tích.
Thầy cô và học viên chụp ảnh lưu niệm tại cổng Di tích
Làng cổ Đường Lâm
Trong chuyến trải nghiệm thực tế này chúng tôi được đến ngôi
nhà cổ của ông Nguyễn Văn Hùng ở thôn Mông Phụ, được coi là nhà cổ lâu đời nhất
còn sót lại ở Làng cổ Đường Lâm. Phía sau chiếc cổng hẹp cổ kính được xây bằng
chất liệu đất đá ong đặc trưng của Đường Lâm cùng giàn hoa rủ lãng mạn, ngôi
nhà vẫn giữ nguyên vẹn nét kiến trúc độc đáo với 5 gian nhà dựng trên 5 hàng
chân cột, ở giữa là khoảng sân rộng, tường bao xây bằng đá ong qua mưa nắng
thời gian đã ngả màu nâu xám. Những nét cổ kính nguyên sơ còn được giữ gìn qua
12 thế hệ đã khiến ngôi nhà trở thành địa chỉ thường xuyên lui tới của hàng
trăm du khách trong và ngoài nước mỗi ngày.
Theo ông Hùng, để gìn giữ,
bảo tồn nhà cổ và phát triển du lịch bền vững, việc bảo vệ môi trường đã được
những người trong gia đình hết sức chú trọng, từ thu gom rác đúng cách đến việc
không tổ chức hoạt động lưu trú để hạn chế các hoạt động phát sinh rác thải.
Ông Hùng cho biết: "Trong những năm
làng cổ Đường Lâm bước vào làm du lịch thì các cán bộ quản lý công tác vệ sinh
môi trường của địa phương đã vào cuộc và làm rất tốt. Buổi sáng có một đội chuyên đi thu gom rác thải, nhà nào có rác thải thì
đặt ngoài cổng cho nên việc mỗi ngày đều thu gom như thế đã khiến môi trường
sạch hơn".
Tiếp tục cuộc hành trình trải nghiệm chúng tôi tới nhà bà
Dương Thị Lan. Trong ngôi nhà cổ gần 400 năm tuổi của bà Lan, du khách cũng tấp nập tham quan. Đây là
ngôi nhà của quan Đốc học Đỗ Doãn Chính xây dựng, thiết kế 3 gian 2 chái, hiện
đã được xếp hạng nhà cổ loại I. Bậc cửa cao thể hiện địa vị của quan Đốc học Đỗ
Doãn Chính, khiến du khách ghé thăm đều kính cẩn. Hàng ngày, cùng với việc
trông nom, gia đình bà Lan vẫn mở cửa đón khoảng 50-60 lượt du khách trong và
ngoài nước tới thăm ngôi nhà, từ học sinh, sinh viên tới khách quốc tế. Rất
nhiều du khách thích thú khi được ở lại qua đêm để trải nghiệm công việc làng
quê. Thế nhưng trong căn nhà thanh tịnh không thấy một bóng rác thải bởi đã có
quy định để rác đúng nơi quy định.
Bà Lan cho biết, cùng với việc
hướng dẫn khách tham quan nhà cổ, những phụ nữ trong Hội Phụ nữ xã thường xuyên
quét dọn, gom rác về tập kết đúng nơi quy định: "Công việc đầu tiên là về
môi trường, chúng tôi đi hàng đầu để tuyên truyền về việc
không dùng túi nilon và đến bây giờ thì đặc biệt là nói không với rác thải nhựa
rồi. Đối với khách thì họ cũng rất ý thức, họ không có chuyện bỏ bừa ra đâu, họ
rất có ý thức trong việc bảo vệ môi trường và cảnh quan chung của Làng cổ Đường
Lâm chúng tôi".
Cũng tại đây chúng tôi may mắn được gặp ông Nguyễn Trọng An, Phó trưởng Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường
Lâm. Ông cho biết
mỗi năm, làng cổ này đón khoảng trên 5 vạn lượt du khách trong và ngoài nước
đến tham quan. Đối với hoạt động du lịch, chính quyền địa phương yêu cầu các hộ
dân có cam kết bảo vệ môi trường, thu gom tập kết rác đúng nơi quy định. Các hộ
kinh doanh có nhiều rác đều phải thực hiện thu gom đúng nơi quy định, đúng giờ,
chủ yếu thu gom vào ban đêm để không ảnh hưởng đến hoạt động du lịch: "Chúng tôi cũng nói với bà con là chúng
ta giữ môi trường trước tiên là giữ cho cuộc sống của mình đã, không phải giữ
cho khách du lịch, không phải giữ cho Nhà nước hoặc cho cơ quan nào cả, mà giữ
cho chính bản thân của mình, cho môi trường thật sạch sẽ, trong lành, tạo ấn
tượng cho du khách".
Người
dân địa phương có cách làm mới cho du khách trải nghiệm văn hoá, ẩm thực địa
phương. Vừa thưởng thức ẩm thực tại chỗ như:
kẹo lạc, chè lam, bánh tẻ, kẹo sữa… vừa thêm các hoạt động trải nghiệm. Theo Ban Quản lý Làng cổ
Đường Lâm, hiện trong làng có hơn 100 hộ gia đình làm du lịch cộng đồng, trong
đó có hơn 20 hộ cung cấp dịch vụ lưu trú. Các gia đình tạo sự liên kết chặt chẽ
để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách. Từ tháng 9/2020 đến nay, du lịch cộng
đồng tại Làng cổ Đường Lâm đón trung bình khoảng 2.000 khách/tháng.
3. Một số hạn chế, khó khăn
trong công tác quản lý môi trường tại Di tích Làng cổ Đường Lâm
Trong công tác quản lý môi trường ở khu Di tích Làng
cổ Đường Lâm còn một số hạn chế như sau:
Trong 2 năm trở lại đây,
môi trường tại khu Di tích vẫn còn nổi lên một số vấn đề đáng báo động như tình trạng nước thải sinh hoạt, chăn nuôi gia
súc, gia cầm từ các ngõ xóm; tiếng ồn, bụi từ các xe ô tô du lịch (4 - 16 chỗ)
đi vào trung tâm Làng cổ quá nhiều; bãi đỗ xe khu vực tham quan chùa Mía những
ngày lễ, tết, dịp đầu năm thường quá tải do người dân kinh doanh; nhiều hộ dân
đã tự phát kinh doanh gây mất mỹ quan, phản cảm.
Bên cạnh đó, các hồ, ao bị
ô nhiễm nghiêm trọng, một số ao bị bỏ khô, cây hoang mọc, hoặc người dân tận
dụng diện tích đó để trồng rau. Một số ao trở thành chỗ đổ rác thải, phế thải
vật liệu.
Công tác trồng bổ sung cây
xanh dọc đường làng, hay các ngõ còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu quy hoạch của
địa phương. Đặc biệt khi trời mưa
to, hàng quán, ô dù của những người bán hàng rong, bay phấp phới gây mất mỹ
quan.
4. Giải pháp tăng cường quản lý môi
trường tại Di tích Làng cổ Đường Lâm
Để cải thiện môi trường
trong khu Di tích Làng cổ Đường Lâm, góp phần tôn vinh vẻ đẹp, giá trị các di
tích, thu hút đông đảo du khách đến tham quan trải nghiệm và đảm bảo môi trường
xanh - sạch - đẹp, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, Chính quyền địa phương
như Phòng Văn hoá thị xã Sơn Tây, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Hà Nội, Sở Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội tham mưu cho UBND Thành phố kêu gọi hoặc từ ngân
sách địa phương, hình thức đầu tư theo hướng xã hội hoá cùng với nhân dân địa
phương cải tạo các ao, hồ, thay nguồn nước mới; một số hồ có thể
thả hoa sen như cổng làng Đông Sàng, Cam Thịnh, ao cá Bác Hồ (thôn Mông Phụ);
trồng một số cây xanh quanh hồ tạo bóng mát (cây đảm bảo bốn mùa xanh lá, có
hoa theo mùa); vận động nhân dân tự giác đóng góp kinh phí để đổ các nắp bê
tông tại các rãnh nước (2 bên đường). Xây dựng các công viên hoa theo kiến trúc làng cổ để là
nơi tham quan check-in của du khách, có
thu phí... góp phần quảng bá
hình ảnh và thu hút du khách hơn nữa cho địa phương.
Thứ hai, Bảo vệ
và duy trì các thùng rác nơi công cộng; xây dựng các bảng thông tin tuyên
truyền cho nhân dân và khách du lịch; vận hành nhà vệ sinh công cộng tại Di
tích đình Phùng Hưng, lăng vua Ngô Quyền bằng cách giao khoán việc, gắn trách
nhiệm cho từng đối tượng cụ thể và tăng cường hoạt động đoàn thể tại địa
phương như Đoàn Thanh niên,
Hội Phụ nữ…
Thứ ba, Hạn chế
tối đa các loại xe ô tô du lịch đi vào thôn Mông Phụ, các chủ phương tiện cần
chấp hành đỗ xe ở khu vực cổng Làng cổ; không đi xe ô tô tham quan từ chùa Mía
ra đình Mông Phụ, không cho xe ô tô đỗ, gửi tại khu vực đền Phủ thờ Bà chúa Mía. Có thể xây dựng mô hình HTX xe điện vận chuyển
du khách vào thăm Làng góp phần gìn giữ cảnh quan và tạo công ăn việc
làm cho người dân địa phương… Khuyến
khích du khách đi bộ từ chùa Mía sang làng Mông Phụ, hay từ làng Mông Phụ sang
chùa Mía; vận động người dân mùa thu hoạch lúa không phơi tràn lan rơm rạ ra
đường, hay đặt máy tuốt lúa gần đường gây tiếng ồn và bụi cho nhân dân, không
đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Vận động nhân dân thả trâu bò ra đồng đi theo
lối riêng, không trùng với đường đi của du khách, các nhà có chuồng nuôi nhốt
gia súc, gia cầm cần xây dựng khu cách ly, khử mùi (tốt nhất là có khu chăn
nuôi riêng), nên tham khảo các phương pháp nuôi sinh học mới...
Thứ tư, Phát động Tết trồng cây và ký giao ước cụ thể
cho từng tổ chức, cá nhân trồng cây xanh, bóng mát phù hợp với điều kiện thổ
nhưỡng, khí hậu tại Di tích; tổ chức các phong trào thi đua nhân ngày Môi
trường thế giới (5/6), ngày Di sản văn hóa (23/11), với các chủ đề như: “Đoạn
ngõ xanh - sạch - đẹp”, “Nhà
cổ sạch - đẹp - điểm
đến tạo ấn tượng”… Kêu
gọi du khách tham gia vệ sinh môi trường để tôn vinh các giá trị của Di tích Làng
cổ.
Thứ năm, Kêu gọi, vận động sự quan tâm, giúp đỡ của
các đơn vị, tổ chức, cá nhân để đầu tư vật chất, kinh phí từng bước nâng cấp cơ
sở hạ tầng, cải thiện vệ sinh môi trường Di tích; khuyến khích người dân kinh
doanh trong sân nhà cổ, hay nhà truyền thống của mình, hạn chế việc mở cửa ra
lối đi.
Thứ sáu, Thí điểm xây dựng một tuyến đường, hay ngõ
xanh - sạch - đẹp để phục vụ khách tham quan chiêm ngưỡng; thiết kế các biển
báo giới thiệu điểm tham quan dịch vụ tại Di tích, nhà cổ, hoặc các loại dịch
vụ khác; cần thống nhất về màu
sắc, kích cỡ, sử dụng tối đa chất liệu bằng gỗ truyền thống (không dùng kim
loại, màu sặc sỡ)…
Thứ bảy, Tăng cường và nhân rộng mô hình phát
triển du lịch cộng đồng, coi đây là nguồn thu nhập chính của dân địa phương, tránh
tình trạng hàng quán tràn lan
bán hàng rong, câu kéo khách. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường theo hướng bền
vững và gìn giữ cảnh quan…
Học viên nữ chụp ảnh lưu niệm bên những khối đá ong trước
cổng đình Mông Phụ
Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều chuyến đi trải nghiệm tiếp theo ngay cả khi
hoàn thành chương trình thạc sĩ tại Trường
và cũng mong sẽ có cơ hội trở lại thăm Làng cổ Đường Lâm với hình ảnh môi
trường ngày càng được cải thiện. Chúng tôi và thế hệ mai sau cũng như du
khách mong muốn không chỉ được chiêm ngưỡng, cảm nhận các giá trị di sản, văn
hóa lịch sử trường tồn quý báu mà còn có thể cảm nhận được vẻ thanh bình, xanh
- sạch - đẹp của một làng quê đặc trưng Bắc bộ.