Khoa Kinh tế Chính trị đã tổ chức toạ đàm khoa học “Potential impact of Covid-19 related unemployment on increased cardiovascular disease in a high-income country: Modeling health loss, cost and equit
Lắng nghe những tín hiệu từ thị trường lao động cũng như nhìn nhận xu thế phát triển khoa học liên ngành, Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đang điều chỉnh chương trình đào tạo hệ cử nhân kinh tế theo hướng thích ứng với những thay đổi trong môi trường việc làm mới mẻ và hiện đại. Bên cạnh những hướng chuyên sâu hiện tại thì kinh tế báo chí truyền thông và kinh tế y tế được xác định sẽ được phát triển trong thời gian tới. Trong quá trình chuẩn bị này, sáng nay 27/07/2021, Khoa Kinh tế Chính trị đã tổ chức toạ đàm khoa học “Potential impact of Covid-19 related unemployment on increased cardiovascular disease in a high-income country: Modeling health loss, cost and equity” do diễn giả khách mời là TS. Nghiêm Nhung đến từ Trường Đại học Otagop Wellington, New Zealand trình bày.
TS. Nghiêm Nhung đã dành
thời gian để giới thiệu về kết quả nghiên cứu hết sức tâm huyết của cô và các cộng
sự trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tại các quốc gia phát triển như New
Zealand, đó là mô hình hóa tổn thất sức khỏe, chi phí và công bằng trên cơ sở những
tác động tiềm tàng của thất nghiệp do Covid-19 đối với sự gia tăng bệnh tim mạch
ở một quốc gia có thu nhập cao là New Zealand. Nghiên cứu đã đề cập đến một số
kết luận rất có giá trị đối với những nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến
kinh tế y tế.
Đại biểu tham dự toạ đàm là các giảng viên của Khoa Kinh tế Chính trị đã đặt
câu hỏi cho diễn giả, thảo luận cũng như nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm từ diễn
giả về các vấn đề chuyên sâu như: Các mô hình đánh giá chi phí - hiệu quả trong
kinh tế y tế, việc thu thập dữ liệu đầu vào, tình hình thiếu việc làm hay làm
việc thấp hơn khả năng tại New Zealand trong đại dịch Covid-19 và đặc biệt là mối
tương quan với bệnh tim mạch.
Diễn giả đã chia sẻ và nhận được nhiều sự quan tâm từ các đại
biểu tham dự
Phát biểu tại buổi toạ đàm, PGS. TS. Phạm Thị Hồng Điệp, Phó Trưởng khoa đã
phát biểu: “Đây là mảng nghiên cứu hết sức mới mẻ và thú vị. Nội dung mà diễn
giả chia sẻ đã gợi ý những tiếp cận khả thi trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam
theo hướng “đi tắt đón đầu”, đồng thời, gợi mở những nghiên cứu mẫu về kinh tế
- sức khoẻ cũng như các chính sách có liên quan đến lĩnh vực này”.
PGS. TS. Phạm Thị Hồng
Điệp, Phó Trưởng khoa phát biểu tại buổi toạ đàm
Hy vọng, với những hiểu biết
về đặc thù của nền kinh tế Việt Nam và trong những điều kiện nghiên cứu cụ thể,
nhóm nghiên cứu về kinh tế
y tế và quản lý trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ của Khoa Kinh tế Chính
trị sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến và mở rộng nghiên cứu để có thể công bố một số
nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực kinh tế y tế trong thời gian tới.
Tiến
sĩ Nghiêm Nhung hiện
là nghiên cứu viên tại Bộ môn Y tế Công cộng, Trường Đại học Otagop
Wellington, New Zealand. Cô tốt nghiệp các bậc học cử nhân, thạc sỹ và tiến
sỹ về ngành kinh tế. Tiến sĩ Nghiêm Nhung có niềm đam mê nghiên cứu về các
phương pháp định lượng liên quan tới lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn
như mô phỏng (simulation),
tối ưu hóa (optimization) và máy học (machine learning). Nghiên cứu của cô
bao gồm mô hình về các bệnh như tim mạch, các bệnh không lây nhiễm, phân tích
hiệu quả chi phí của các can thiệp tới sức khoẻ con người và sự bất bình đẳng
về sức khỏe. Cô cũng có kinh nghiệm trong việc phân tích dữ liệu kinh tế - xã hội và y tế ở cấp độ vi mô, tức là Trình
theo dõi sức khỏe và Cơ sở hạ tầng dữ liệu tích hợp (IDI). Tiến sĩ Nghiêm
Nhung đã được giải thưởng Marsden Fast-Start năm 2019.
|
TS. Nguyễn Thị Hương Lan