GS Lyu (Học Viện Hải Quân Hàn Quốc)
Vào hồi 14.00 sáng ngày 08/9/20015 tại phòng 406, Nhà E4 - Trường Đại học Kinh tế, Kinh tế Chính trị đã tổ chức buổi seminar với diễn giả là GS Lyu đến từ Học Viện Hải Quân Hàn Quốc, PGS.TS Lê Cao Đoàn ( Viện Kinh tế Việt Nam) và TS Trần Quang Tuyến ( Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội)
Vào hồi 14.00 sáng ngày 08/9/2015 tại phòng 406, Nhà E4 - Trường Đại học Kinh tế, Kinh tế Chính trị đã tổ chức buổi seminar với diễn giả là GS Lyu đến từ Học Viện Hải Quân Hàn Quốc, PGS.TS Lê Cao Đoàn ( Viện Kinh tế Việt Nam) và TS Trần Quang Tuyến ( Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội)
Mở đầu buổi hội thảo, PGS.TS Phạm Văn Dũng đã nêu mục đích và ý nghĩa quan trọng của buổi hội thảo. Buổi hội thảo có mục tiêu hiểu rõ và nắm bắt được những nhận thức về đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị.
GS Lyu đã trình bày bài thuyết trình về đối tượng nghiên cứu của Kinh tế Chính trị qua việc phân tích lịch sử ra đời và hình thành cũng như phát triển của Kinh tế Chính trị. Thuật ngữ “ Kinh tế Chính trị” bao hàm ý nghĩa là các quyết định cũng như kết quả kinh tế luôn có quan hệ và bị ảnh hưởng bởi các tác nhân chính trị. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học thống kê và toán thì Kinh tế được tách rời khỏi chính trị, hình thành nên bộ môn “ Kinh tế học”, với mục tiêu là áp dụng các phương pháp thống kê và tính toán hiện đại trong nghiên cứu kinh tế. Kinh tế học được nghiên cứu dựa trên các giả định về tối ưu hóa, về sự lựa chọn hợp lý và các điều kiện được xác định và do vậy kết quả nghiên cứu được xem là khách quan và chính xác hơn so với Kinh tế Chính trị. Tuy nhiên, chính vì việc loại bỏ yếu tố chính trị trong nghiên cứu kinh tế cũng làm hạn chế sự hiểu biết sâu sắc và toàn diện hơn về các quá trình kinh tế. GS Lyu cho rằng các phương pháp nghiên cứu định tính là phù hợp trong nghiên cứu kinh tế chính trị bởi nó cho phép chúng ta hiểu sâu và rộng hơn về một vấn đề. Hơn nữa trong nghiều trường hợp nghiên cứu thì phương pháp định lượng cũng không thể sử dụng được do những khó khăn về dữ liệu và tính phức tạp của hệ thống kinh tế và chính trị.
PGS Lê Cao Đoàn cho rằng với các tiếp cận của Kinh tế Chính trị đã cho phép nhân loại thấy được quy luật dẫn tới sự thay đổi của xã hội và do vậy giúp cho chúng ta hiểu được bản chất của sự hình thành chủ nghĩa tư bản và nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, với mục tiêu giải thích các hiện tượng kinh tế của nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay thì kinh tế học được sử dụng phổ biên bới nó cho phép người nghiên cứu sử dụng các mô hình toán và thống kê để phân tích các quá trình kinh tế dựa trên các giải định hợp lý.
TS Trần Quang Tuyến đã giới thiêu khái quát về cách hiểu về phạm vị và mục tiêu nghiên cứu của Kinh tế Chính trị ở một số tạp chí quốc tế uy tín. Theo TS Tuyến thì phạm vi và mục tiêu nghiên cứu của Kinh tế Chính trị được hiểu rất rộng, bao hàm toàn bộ các lĩnh vực nghiên cứu của Kinh tế Chính trị Mác xít, kinh tế học lý thuyết và ứng dụng và đặc biệt gần đây là lĩnh vực nghiên cứu phát triển. Về phương pháp nghiên cứu, TS Tuyến cho rằng phần lớn các bài viết ở các tạp chí Kinh tế Chính trị hàng đầu như Journal of Political Economy, New Political Economy và European Journal of Political Economy đều sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng như kinh tế lượng trong nghiên cứu. Đây cũng chính là xu hướng phát triển của kinh tế chính trị thực chứng “ Positive Political Economy” ở Hoa Kỳ và Phương Tây.
Kết thúc buổi hội thảo, PGS.TS Phạm Văn Dũng đánh giá cao những điểm mới và nội dung hữu ích của buổi hội thảo. PGS.TS Phạm Văn Dũng cho rằng qua buổi hội thảo giúp cho các giảng viên và học viên có những nhận thức mới và mở hơn về đôi tượng và phương pháp nghiên cứu của Kinh tế Chính trị.