Cơ hội nghề nghiệp các chuyên ngành chuyên sâu tại Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN

Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (UEB) mở ra cơ hội học tập và phát triển nghề nghiệp với 7 chuyên ngành chuyên sâu được đào tạo liên kết với hai trường đại học danh tiếng từ Hoa Kỳ: Đại học Troy và Đại học St.Francis. Chương trình đào tạo Cử nhân Quản trị Kinh doanh chuẩn Mỹ không chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn tiên tiến mà còn trang bị kỹ năng giao tiếp đa văn hóa và khả năng làm việc toàn cầu, giúp sinh viên tự tin chinh phục thị trường nhân sự trong nước và quốc tế.



Trở thành sinh viên chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh do Đại học Troy, Đại học St.Francis - Mỹ cấp bằng, bạn sẽ được học trong môi trường đào tạo chuẩn quốc tế, được giảng dạy 100% bằng Tiếng Anh cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm chuyên môn. Đồng thời, sinh viên được tiếp cận với kiến thức thực tiễn cùng cơ hội thực tập ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường thông qua các chương trình thực tập thực tế được tổ chức thường xuyên với các doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế. 

5 Chuyên ngành đào tạo chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh do Đại học St. Francis cấp bằng - BBA USF:

- Chuyên ngành kép: Kinh doanh Quốc tế và Quản trị Chuỗi cung ứng

- Chuyên ngành: Kinh doanh Quốc tế

- Chuyên ngành: Quản trị Chuỗi cung ứng

- Chuyên ngành: Marketing

- Chuyên ngành: Tài chính

2 Chuyên ngành đào tạo chương trình Cử nhân Quản trị kinh doanh do Đại học Troy cấp bằng - BSBA Troy:

- Chuyên ngành chuyên sâu Quản lý (Management)

- Chuyên ngành chuyên sâu Phân tích dữ liệu (Data Analytics)

Với sự đa dạng trong chuyên ngành đào tạo và định hướng thực tiễn, mỗi chương trình học tại UEB – SITE không chỉ giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong môi trường làm việc trong nước cũng như quốc tế.

1. Cơ hội nghề nghiệp chuyên ngành kép Kinh doanh quốc tế và Quản trị chuỗi cung ứng (International Business & Supply Chain Management) 

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phục hồi kinh tế sau đại dịch, lĩnh vực Kinh doanh quốc tế và Quản trị chuỗi cung ứng đang trở thành mảnh đất màu mỡ với nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao ngày càng tăng. Theo các kết quả dự báo của Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, đến năm 2030, ngành logistics Việt Nam có nhu cầu khoảng 200.000 nhân lực logistics chất lượng cao có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn, có kỹ năng nghiệp vụ và năng lực ngoại ngữ.

Ngành kinh doanh quốc tế, logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn với mức thu nhập cao, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. Sự phát triển của thương mại điện tử và các hiệp định thương mại tự do đã thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ kinh doanh quốc tế, logistics, dẫn đến việc mở rộng quy mô và tăng cường tuyển dụng trong ngành này. 

Các vị trí việc làm tiềm năng với chuyên ngành kép Kinh doanh quốc tế và Quản trị chuỗi cung ứng  

  • Chuyên viên Xuất nhập khẩu (Export-Import Specialist): Quản lý các thủ tục thương mại quốc tế và vận chuyển hàng hóa.
  • Quản lý Vận hành chuỗi cung ứng (Supply Chain Manager): Tối ưu hóa dòng chảy sản phẩm từ sản xuất đến người tiêu dùng.
  • Chuyên viên Logistics: Lập kế hoạch và điều phối các hoạt động vận tải, kho bãi, và phân phối hàng hóa.
  • Chuyên viên Phát triển kinh doanh quốc tế (International Business Development Officer): Tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới và mở rộng thị trường quốc tế.
  • Chuyên viên Mua hàng quốc tế (Global Procurement Specialist): Quản lý hoạt động mua sắm toàn cầu, đảm bảo nguồn cung ổn định và tối ưu hóa chi phí.
  • Quản lý Quan hệ nhà cung cấp (Supplier Relationship Manager): Xây dựng và duy trì mối quan hệ chiến lược với nhà cung cấp để nâng cao hiệu quả hợp tác và đảm bảo chất lượng.
  • Chuyên gia Phân tích chuỗi cung ứng (Supply Chain Analyst): Sử dụng dữ liệu để cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng và dự báo nhu cầu.

2. Cơ hội nghề nghiệp chuyên ngành Marketing 

Theo báo cáo từ Deloitte (Global Marketing Trends 2021) cho thấy 63% các công ty đầu tư mạnh vào tiếp thị kỹ thuật số và phân tích dữ liệu khách hàng để gia tăng hiệu quả tiếp cận thị trường trong vòng 3-5 năm tới. Hơn nữa, Việt Nam hiện nay được gia tăng đầu tư từ các công ty nước ngoài nên nhu cầu tuyển dụng nhân lực của ngành sẽ càng tăng cao.

Trong những năm gần đây, ngành Marketing đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc nhờ vào sự chuyển mình mạnh mẽ của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) và xu hướng tiêu dùng thay đổi. Theo báo cáo của McKinsey, các công ty đang đầu tư mạnh mẽ vào trải nghiệm khách hàng và tiếp thị kỹ thuật số, dẫn đến nhu cầu cao về các marketers có kỹ năng trong lĩnh vực Digital Marketing.

Các vị trí việc làm tiềm năng với chuyên ngành Marketing 

  • Chuyên viên Marketing (Marketing Executive): Thực hiện các chiến dịch quảng cáo, xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm.
  • Chuyên viên Truyền thông (Communications Specialist): Quản lý quan hệ công chúng, phát triển chiến lược nội dung và truyền thông xã hội.
  • Chuyên viên Nghiên cứu thị trường (Market Research Analyst): Phân tích dữ liệu, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng và xu hướng thị trường.
  • Chuyên viên Digital Marketing: Lập kế hoạch và thực hiện các chiến dịch tiếp thị số, quản lý SEO, SEM, và mạng xã hội.
  • Quản lý Thương hiệu (Brand Manager): Phát triển và duy trì hình ảnh thương hiệu trên thị trường.
  • Chuyên viên Quản lý khách hàng (Account Manager): Làm việc tại các agency để cung cấp giải pháp Marketing cho khách hàng.

3. Cơ hội nghề nghiệp chuyên ngành Tài chính (Finance)

Việt Nam đang trên đà tăng trưởng kinh tế, với nhiều doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước đầu tư mạnh vào thị trường tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Điều này tạo ra nhu cầu lớn về nhân sự trong lĩnh vực tài chính.

Ứng dụng công nghệ trong tài chính như Fintech, ngân hàng số và blockchain đang thúc đẩy nhu cầu về các vị trí chuyên biệt như chuyên gia phân tích dữ liệu tài chính, quản lý rủi ro số hóa.

Theo PwC Global Finance Benchmarking Report (2020), 79% giám đốc tài chính (CFO) cho biết nhu cầu về kỹ năng phân tích dữ liệu và hiểu biết thị trường quốc tế tăng mạnh, thúc đẩy nhu cầu nhân lực tài chính đa kỹ năng trong 5 năm tới.

Các vị trí việc làm tiềm năng với chuyên ngành Tài chính 

  • Chuyên viên Phân tích tài chính (Financial Analyst): Đánh giá hiệu quả tài chính và hỗ trợ ra quyết định đầu tư cho doanh nghiệp.
  • Chuyên viên Ngân hàng đầu tư (Investment Banker): Tư vấn về giao dịch mua bán, sáp nhập (M&A), và gọi vốn cho các dự án lớn.
  • Quản lý Rủi ro Tài chính (Financial Risk Manager): Xây dựng các chiến lược quản lý rủi ro cho tổ chức tài chính và doanh nghiệp.
  • Chuyên viên Tư vấn tài chính cá nhân (Personal Financial Advisor): Hỗ trợ cá nhân và gia đình lập kế hoạch tài chính hiệu quả.
  • Nhà phân tích dữ liệu tài chính (Financial Data Scientist): Sử dụng công nghệ để phân tích và dự đoán xu hướng thị trường tài chính.
  • Chuyên gia Quản lý quỹ (Fund Manager): Điều hành và quản lý các quỹ đầu tư cho tổ chức hoặc cá nhân.

4. Cơ hội nghề nghiệp chuyên ngành Kinh doanh quốc tế (International Business)

Trong thời đại toàn cầu hóa, ngành Kinh doanh quốc tế đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Với sự gia tăng của các hiệp định thương mại tự do (FTA) và xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, nhu cầu về nhân sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực này ngày càng lớn.

Dựa trên báo cáo McKinsey Global Institute (2021), 50% doanh nghiệp toàn cầu dự kiến mở rộng quy mô quốc tế, làm tăng nhu cầu nhân sự có khả năng hoạch định chiến lược và quản trị hoạt động kinh doanh đa quốc gia. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang tăng cường mở rộng thị trường quốc tế, tận dụng lợi thế từ các hiệp định FTA như CPTPP, EVFTA, và RCEP. Điều này tạo ra nhu cầu lớn về nhân sự có kỹ năng kinh doanh quốc tế, hiểu biết về luật pháp, văn hóa, và thị trường nước ngoài.

Các vị trí việc làm tiềm năng với chuyên ngành Kinh doanh quốc tế

  • Chuyên viên Xuất nhập khẩu (Export-Import Officer): Quản lý các giao dịch thương mại quốc tế, từ thủ tục hải quan đến vận tải hàng hóa.
  • Chuyên viên Phát triển thị trường quốc tế (International Market Development Specialist): Tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới và xây dựng chiến lược mở rộng thị trường.
  • Quản lý Dự án Kinh doanh quốc tế (International Business Project Manager): Điều phối và triển khai các dự án kinh doanh xuyên quốc gia.
  • Chuyên viên Thương mại điện tử quốc tế (Global E-commerce Specialist): Quản lý hoạt động kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử toàn cầu.
  • Chuyên viên Tư vấn chiến lược quốc tế (International Strategy Consultant): Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường quốc tế.
  • Đàm phán thương mại quốc tế (Trade Negotiator): Đại diện cho doanh nghiệp hoặc tổ chức trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế.

5. Cơ hội nghề nghiệp chuyên ngành Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management)

Ngành Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management - SCM) đang phát triển vượt bậc nhờ sự bùng nổ của thương mại điện tử, xu hướng toàn cầu hóa và chuyển đổi số. SCM không chỉ là việc vận chuyển hàng hóa mà còn là quản lý toàn bộ dòng chảy của sản phẩm, từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng, tối ưu hóa chi phí và thời gian.

Tại Việt Nam, nhu cầu nhân sự ngành này ngày càng tăng do sự gia tăng đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và thương mại điện tử. Theo các báo cáo ngành nghề, nhân lực có kỹ năng quản lý chuỗi cung ứng luôn nằm trong danh sách ưu tiên tuyển dụng của các doanh nghiệp lớn.

Các vị trí việc làm tiềm năng với chuyên ngành Quản trị chuỗi cung ứng

  • Chuyên viên Quản lý vận hành (Operations Manager): Điều hành và tối ưu hóa các quy trình vận hành sản xuất và phân phối.
  • Chuyên viên Logistics (Logistics Specialist): Quản lý và điều phối quá trình vận chuyển, lưu kho và giao nhận hàng hóa.
  • Chuyên viên Hoạch định chuỗi cung ứng (Supply Chain Planner): Lập kế hoạch và tối ưu hóa nguồn lực, đảm bảo sự liên kết giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng.
  • Quản lý Kho bãi (Warehouse Manager): Điều hành hoạt động lưu trữ hàng hóa và quản lý kho bãi.
  • Chuyên gia Tư vấn chuỗi cung ứng (Supply Chain Consultant): Tư vấn chiến lược tối ưu hóa chi phí và hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng.
  • Chuyên viên Phân tích dữ liệu chuỗi cung ứng (Supply Chain Data Analyst): Sử dụng dữ liệu để phân tích, dự đoán xu hướng và cải thiện hiệu suất chuỗi cung ứng.

6. Cơ hội nghề nghiệp chuyên ngành Quản lý (Management Concentration)

Ngành Quản lý luôn giữ vai trò trung tâm trong mọi tổ chức, từ các doanh nghiệp đến các tổ chức phi lợi nhuận và cơ quan chính phủ. Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và quá trình chuyển đổi số, nhu cầu về các nhà quản lý có năng lực ngày càng tăng, đặc biệt tại các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam.

Các doanh nghiệp tại Việt Nam đang tập trung cải tiến hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng cường năng lực cạnh tranh, đồng thời các nhà quản lý cần tái đào tạo kỹ năng lãnh đạo số, đổi mới và quản trị thay đổi để thích ứng với sự chuyển đổi nhanh chóng của thị trường. Điều này dẫn đến nhu cầu lớn về nhân sự có khả năng quản lý chiến lược, tổ chức và lãnh đạo đội ngũ hiệu quả.

Các vị trí việc làm tiềm năng với chuyên ngành Quản lý 

  • Quản lý Dự án (Project Manager): Lập kế hoạch, thực hiện và giám sát các dự án đảm bảo đạt được mục tiêu và hiệu quả.
  • Quản lý Nhân sự (Human Resources Manager): Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho tổ chức.
  • Quản lý Chiến lược (Strategy Manager): Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển dài hạn cho doanh nghiệp.
  • Quản lý Vận hành (Operations Manager): Đảm bảo hoạt động vận hành hàng ngày của tổ chức diễn ra trôi chảy và hiệu quả.
  • Chuyên viên Tư vấn Quản lý (Management Consultant): Cung cấp giải pháp cải thiện hiệu quả và năng suất cho các tổ chức.

7. Cơ hội nghề nghiệp chuyên ngành Phân tích dữ liệu (Data Analytics)

Lĩnh vực Data Analytics tại Việt Nam đang ở giai đoạn đầu với nhu cầu tuyển dụng bắt đầu tăng nhanh chỉ trong khoảng 3 đến 4 năm gần đây, chủ yếu ở các ngành như Thương mại điện tử và Tài chính/Ngân hàng. Theo báo cáo “The Future of Jobs Report 2020” của WEF chỉ ra rằng nhu cầu về chuyên gia phân tích dữ liệu và nhà khoa học dữ liệu nằm trong top 5 nghề nghiệp tăng trưởng nhanh nhất, với tỷ lệ tăng trung bình 25-30% mỗi năm.

Các vị trí việc làm tiềm năng với chuyên ngành Phân tích dữ liệu

  • Chuyên viên Phân tích dữ liệu (Data Analyst): Phân tích dữ liệu, tạo báo cáo và đưa ra các khuyến nghị chiến lược dựa trên kết quả phân tích.
  • Kỹ sư Dữ liệu (Data Engineer): Xây dựng và duy trì hệ thống dữ liệu, tạo ra các giải pháp lưu trữ, xử lý và truy xuất dữ liệu hiệu quả.
  • Chuyên gia Phân tích dự báo (Predictive Analyst): Dự báo các xu hướng và mô hình kinh doanh trong tương lai dựa trên dữ liệu lịch sử và hiện tại.
  • Chuyên gia Khoa học dữ liệu (Data Scientist): Phát triển các mô hình học máy (Machine Learning) để phân tích dữ liệu phức tạp và dự đoán kết quả.
  • Quản lý Dự án dữ liệu (Data Project Manager): Lãnh đạo các dự án phân tích dữ liệu, phối hợp với các bộ phận khác để đạt được các mục tiêu chiến lược.
  • Chuyên gia Tư vấn dữ liệu (Data Consultant): Tư vấn cho các doanh nghiệp về cách sử dụng dữ liệu để tối ưu hóa các quy trình và đưa ra các quyết định chiến lược.

Với chương trình đào tạo chất lượng, bằng cấp chuẩn quốc tế do Đại học Troy, Đại học St.Francis (Hoa Kỳ) cấp và được Bộ GD&ĐT Việt Nam công nhận, sinh viên tốt nghiệp Chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh BSBA Troy và BBA USF sẽ có lợi thế vượt trội khi gia nhập thị trường lao động. Cùng với các kiến thức lý thuyết và thực tiễn được trang bị trong suốt quá trình học, sinh viên hoàn toàn tự tin khi ứng tuyển vào các doanh nghiệp, công ty, và tập đoàn quốc tế uy tín, sẵn sàng chinh phục những cơ hội nghề nghiệp mơ ước. 

Đừng bỏ lỡ cơ hội xét tuyển trở thành sinh viên UEB SITE tại đây. 


Ngọc Anh - UEB Media


Các tin khác