Tên đề tài luận án: Tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở Việt Nam
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Thị Liên 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 30/06/1969 4. Nơi sinh: Hải Dương
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 4093/QĐ-ĐHKT ngày 16/12/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
Quyết định số 1924/QĐ-ĐHKT ngày 14/7/2017 về việc điều chỉnh tên đề tài luận án tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Vũ Thị Liên, Khóa QH-2016-E;
Căn cứ Quyết định số 4113/QĐ-ĐHKT ngày 31/12/2019 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo;
7. Tên đề tài luận án: Tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường đại học công lập ở Việt Nam
8. Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
9. Mã số: 9340201.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Thứ nhất, tổng chi tiêu và chi tiêu bình quân sinh viên có tác động thuận chiều tới thu nhập của sinh viên ra trường ở các mức phân vị cao và có tác động ngược chiều ở các mức phân vị thấp và trung bình; tổng mức chi tiêu tài chính tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê đến việc làm của sinh viên ở hầu hết các phân vị.
Thứ hai, tổng chi nghiệp vụ chuyên môn tác động thuận chiều đến mức thu nhập của sinh viên và có ý nghĩa thống kê ở mức phân vị thấp và trung bình, trong khi đó tác động đến mức việc làm có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các phân vị. Chi nghiệp vụ chuyên môn/sinh viên và chi nghiệp vụ chuyên môn/tổng chi có tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê đối với thu nhập của sinh viên tại tất cả các phân vị. Trong khi đó, chi nghiệp vụ chuyên môn/tổng chi có tác động tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê tới việc làm của sinh viên tại các phân vị trung bình và cao. Chi nghiệp vụ chuyên môn/sinh viên và chi nghiệp vụ chuyên môn/tổng chi có tác động ngược chiều tới sự hài lòng của doanh nghiệp ở hầu hết các phân vị nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê ở các phân vị ở giữa.
Thứ ba, tổng chi tiền lương, mức chi tiền lương bình quân sinh viên và chi tiền lương/tổng chi có tác động ngược chiều tới thu nhập của sinh viên tại hầu hết mức phân vị và chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức phân vị trung bình và thấp. Chi tiền lương/sinh viên có tác động ngược chiều tới việc làm của sinh viên tại tất cả các mức phân vị và sự tác động này chỉ có ý nghĩa thống kê ở các phân vị trung bình và thấp. Trong khi đó, tác động của chi tiền lương/sinh viên, chi tiền lương/tổng chi tới sự hài lòng của doanh nghiệp là thuận chiều và có ý nghĩa thống kê ở hầu hết các phân vị.
Thứ tư, chi cho mua sắm thiết bị, chi mua sắm thiết bị/sinh viên và chi mua sắm thiết bị/tổng chi có tác động ngược chiều và không có ý nghĩa thống kê đối với mức thu nhập và việc làm của sinh viên ra trường ở hầu hết các mức phân vị. Trong khi đó, các loại chi cho mua sắm thiết bị có tác động thuận chiều và có ý nghĩa thống kê đối với sự hài lòng của doanh nghiệp.
Thứ 5, kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy chất lượng đội ngũ giảng viên có tác động quan trọng đối với kết quả đào tạo của các trường ĐHCL. Trong khi đó, tác động của biến diện tích trường tới kết quả của sinh viên là chưa rõ ràng.
Trên cơ sở kết quả đạt được, luận án đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao kết quả đào tạo cũng như mở rộng nguồn thu và hoàn thiện chi tiêu tài chính của các trường ĐHCL.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả của luận án giúp các trường ĐHCL ở Việt Nam nắm được tác động của cơ cấu chi và mức chi tiêu tài chính tới kết quả đào tạo. Từ đó, có thể giúp các trường ĐHCL có các biện pháp phù hợp để nâng cao kết quả đào tạo sinh viên.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng số lượng trường tham gia đánh giá cũng như mở rộng phạm vi thời gian và xem xét sự khác biệt trong đánh giá tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại của các trường ĐHCL thuộc khối ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân văn. Ngoài ra, luận án chưa tiến hành xem xét tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên của các trường ĐHCL, mặc dù đây là một trong những tiêu chí thể hiện kết quả đào tạo của sinh viên các trường ĐHCL được một số nghiên cứu đề cập. Đây cũng chính là một trong những định hướng cho nghiên cứu tiếp theo.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
STT | Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án |
---|
1 | Tô Lan Phương và Vũ Thị Liên, 2018. Đánh giá tác động của quản trị dòng tiền đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam - ứng dụng cho ngành thực phẩm. Tạp chí Công thương, số 12, tháng 9 năm 2018 [tr371-378] |
2 | Vũ Thị Liên, 2020. Nguồn lực tài chính của các trường Đại học công lập Việt Nam. Hội thảo Quốc gia Đánh giá thực trạng nguồn lực tài chính cho giáo dục Đại học ở Việt Nam, tr53-66. |
3 | Vũ Thị Liên, 2020. Thực trạng đầu tư và chi tiêu tài chính của các Trường Đại học Công lập Việt Nam. Tạp chí Công thương, số 27, tháng 11 năm 2020 [tr210-215] |
4 | Vũ Thị Liên, 2021. Tác động của cơ cấu và mức chi tiêu tài chính đến kết quả đào tạo tại các trường ĐH công lập ở Việt Nam. Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số tháng 6 năm 2021 [tr46-49] |
5 | Le Trung Thanh, Khuong Nguyen, Anh Phan, Quang Vu, and Lien Vu, 2021. Determining the Impact of Finacial Development on the Environment Based on Biquadratic Equation in ASEAN Counntris. Springer Nature Switzerland AG. |
6 | Vu Thi Lien, Nguyen Van Hieu (2021). Impact of financial expenditure on training outcomes at public universities in vietnam. Academy of Accounting and Financial Studies Journal, 25(S5), 1-17. |
>> Xem Thông tin luận án tại đây.