Tên đề tài luận án: Đề xuất Bộ chỉ tiêu cảnh báo sớm nhằm tái cơ cấu chủ động Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Đoàn Đức Minh 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 20/01/1981 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1970/QĐ-ĐHKT ngày 19/07/2017 của Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định số 4267/QĐ-ĐHKT ngày 31/12/2020 về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo
7. Tên đề tài luận án: “Đề xuất Bộ chỉ tiêu cảnh báo sớm nhằm tái cơ cấu chủ động Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam”.
8. Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng 9. Mã số: 9340201.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã đề xuất được Bộ chỉ tiêu cảnh báo sớm ở cấp độ ngân hàng phù hợp với Ngân hàng thương mại Việt Nam. Bộ chỉ tiêu đề xuất gồm 2 nhóm chỉ tiêu: Tài chính (nhóm chỉ tiêu CAMELS) và Phi tài chính (Nhóm chỉ tiêu về Quản trị Công ty – CGI) với trọng số của mỗi nhóm chỉ tiêu là 50 - 50 là phù hợp với các NHTM Việt Nam. Chiều tác động của các chỉ tiêu CAMELS và CGI đối với rủi ro của NHTM trong nghiên cứu có sự đồng nhất với các nghiên cứu trước đây, cũng như giống với giả thuyết nghiên cứu ban đầu. Đây là bộ chỉ số đầu tiên được nghiên cứu và đề xuất cho các NHTM Việt nam trong quá trình tái cơ cấu chủ động, là đóng góp mới về khoa học, cả lý thuyết và thực tiễn.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
NHTMCP Việt Nam có thể căn cứ vào Phương pháp phiên nghiên cứu, Phương pháp triển khai xây dựng và lựa chọn bộ chỉ tiêu được trình bày trong Luận án để triển khai xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, trong đó có sự hiện diện của các dấu hiệu cảnh báo phi tài chính và tỷ trọng giữa nhóm chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính không có sự khác biệt quá lớn. Để xác định ngưỡng cảnh báo cho từng chỉ tiêu, các NHTMCP nên sử dụng Phương pháp tín hiệu - phương pháp phổ biến nhất để xây dựng mô hình cảnh báo sớm.
Luận án cũng đã phân tích chi tiết về quá trình tái cơ cấu PVcomBank, đề xuất các giải pháp, kiến nghị cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động của PVcomBank. Việc phân tích, đề xuất, kiến nghị cụ thể đối với PVcomBank cũng có ý nghĩa tham khảo về mặt thực tiễn đối với các NHTMCP khác khi có ý những yếu tố cơ cơ bản tương đồng. Các kết quả nghiên cứu và giải pháp đề xuất đối với PVComBank cũng là một đóng góp mới của Luận án về thực tiễn.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Sử dụng Phương pháp Phương pháp tín hiệu để xác định các ngưỡng cảnh báo cho các NHTM Việt Nam, cũng xác lập ngưỡng cảnh báo cho PVcomBank phù hợp trong từng thời điểm.
Tiếp tục nghiên cứu để tổng quan hóa các dấu hiệu cảnh báo sớm đối với NHTM, tác động tiêu cực của từng dấu hiệu và đề xuất Khung chiến lược tái cơ cấu chủ động phù hợp với NHTM Việt Nam.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
1 | Richard Beason, Doan Duc Minh, Tu Tran Thi Thanh, Dong Dao, Minh Nguyen, “Insiders, Outsiders and Performance of Vietnamese firms” (đã có Accept Submission từ Gadjah Mada International Journal of Business về việc bài báo sẽ được đăng trong Third Edition (September - December 2022; Volume 24 No.3). |
2 | Nguyen Tuong Van - Doan Duc Minh _ Corresponding author, “THE CORRELATION BETWEEN FINANCIAL LITERACY AND PERSONAL SAVING BEHAVIOR IN VIETNAM”, Asian Economic and Financial Review, 2020, 10(6): p590 – 603. |
3 | Tu Tran Thi Thanh, Minh Doan Duc, Dong Dao Phuong, Linh Nguyen Khanh, “BOARD COMPOSITION AND RISK TAKING AFTER THE FINANCIAL CRISIS: EVIDENCE FROM U.S. BANKS”, International conference – CIFBA 2020, p.12:36. |
4 | Nguyen Thi Nhung, Tran Thi Van Anh, Doan Duc Minh, “MEASURING IMPACT OF PSYCHOLOGICAL FACTORS ON STOCK MARKET IN VIETNAM”, International conference – CIFBA 2020, p311:321. |
5 | Nguyen Tuong Van – Le Van Hinh - Doan Duc Minh, “DETERMINATION OF ADULT FINANCIAL LITERACY: A QUANTITATIVE STUDY AND POLICY IMPLICAITONS IN VIETNAM”; Journal of Economic and Banking Studies, Volume 01 June 2021, p.35-p47. |
6 | Đoàn Đức Minh “Tìm hiểu về chỉ số đo lường mức độ phát triển của Hệ thống tài chính xanh”; Hội thảo khoa học quốc gia: “Hình thành và phát triển hệ thống tài chính xanh – Những luận cứ khoa học và bài học kinh nghiệm”; trang 52 – trang 59; Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia: Nghiên cứu những vấn đề trọng yếu về khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Đề tài số: KX.01.27/16.20; Nhà xuất bản khoa học và Kĩ thuật. |
7 | Trần Thị Thanh Tú – Chủ nhiệm nhiệm vụ, cùng các cá nhân tham gia: Trịnh Thị Phan Lan, Nguyễn Hồng Sơn, …, Đoàn Đức Minh – Cấp nhiệm vụ: Quốc gia, Tên nhiệm vụ: “Phát triển hệ thống tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế xanh ở Việt Nam” – Giấy chứng nhận “Đăng kí kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước”, số đăng kí: 2020-53-1022/KQNC, Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, cấp ngày 16/10/2020, số hồ sơ lưu: 17922. |
8 | Trần Thị Thanh Tú – Chủ biên – cùng tập thể tác giả: Nguyễn Thị Hồng Thúy, Nguyễn Thị Minh Huệ, Đỗ Hồng Nhung, Cấn Văn Lực, …, Đoàn Đức Minh, Nguyễn Thị Minh Phượng, Nguyễn Phương Thảo, Bùi Trinh; Sách chuyên khảo: “Phát triển hệ thống tài chính xanh nhằm thúc đẩy kinh tế ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, số QĐXB: 118/QĐ-NXBKHKT, ngày 18/06/2020. |
9 | Nguyễn Tường Vân – Chủ nhiệm đề tài – các thành viên: Hà Thị Sáu, Lê Văn Hinh, Đoàn Đức Minh, Trần Hữu Tuyến, Trần Thị Thu Hường, Vũ Mai Chi, Ngô Thị Minh Thu, “Giáo dục tài chính – Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam”; Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ năm 2018, (Quyết định số 1496/QĐ-NHNN ngày 09/07/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). |
10 | Trần Thị Thanh Tú, Nguyễn Thị Yến, Đoàn Đức Minh, “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTM Việt Nam”, trang 55 – trang 77, Kỷ yếu Hội thảo “Quản trị ngân hàng hiệu quả” – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật; Quyết định xuất bản số: 01/QĐXB-NHBKHKT, ngày 09/01/2017. |
>> Xem thông tin luận án tại đây.