Tên đề tài luận án: Phát triển sinh kế hộ gia đình tại tỉnh Hà Giang
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Mạnh Dũng
2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 19/8/1973
4. Nơi sinh: Nam Định
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Số 3894/QĐ-ĐHKT, ngày 15/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Không.
7. Tên đề tài luận án: “Phát triển sinh kế hộ gia đình tại tỉnh Hà Giang”.
8. Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
9. Mã số: 9310102.01
10. Cán bộ hướng dẫn: 1. GS. TS. Phan Huy Đường và 2. TS. Hoàng Xuân Hòa
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Mục đích nghiên cứu:
Luận án góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và phát triển khung sinh kế theo hướng áp dụng đối với các hộ gia đình khu vực miền núi, biên giới. Luận án đi sâu nghiên cứu, nhận diện đánh giá thực trạng sinh kế của các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hà Giang hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất các định hướng, giải pháp và khuyến nghị các chính sách phát triển sinh kế cho các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2030 trên góc độ kinh tế chính trị.
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển sinh kế cho các hộ gia đình tại tỉnh Hà Giang, tỉnh vùng DTTS, miền núi, biên giới.
- Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng:
Luận án sử dụng (1) Phương pháp thống kê mô tả; (2) Phương pháp phân tích, so sánh; (3) Phương pháp phân tích chỉ số thiếu hụt sinh kế thông qua các tiêu chí Chỉ số đa dạng sinh kế hộ gia đình là chỉ số đo lường mức độ bền vững về sinh kế dựa trên 21 chỉ tiêu thuộc 5 nhóm tiêu chí: con người, xã hội, tài chính, vật chất, tự nhiên. Trong đó, tiêu chí kinh tế gồm 5 chỉ tiêu; tiêu chí xã hội gồm 4 chỉ tiêu; tiêu chí tài chính gồm 4 chỉ tiêu; tiêu chí vật chất gồm 5 chỉ tiêu; tiêu chí tự nhiên gồm 3 chỉ tiêu. Bên cạnh đó, luận án sử dụng Mô hình probit đa biến trong phân tích các yếu tố tác động đến lựa chọn sinh kế của các hộ gia đình.
- Các kết quả chính của Luận án và khả năng ứng dụng thực tiễn:
Luận án góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và phát triển khung sinh kế theo hướng áp dụng đối với các hộ gia đình khu vực miền núi, biên giới, luận án đi sâu nghiên cứu, nhận diện đánh giá thực trạng sinh kế của các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Luận án phân tích đặc điểm vốn sinh kế hộ gia đình DTTS, miền núi và biên giới ở tỉnh Hà Giang. Vốn sinh kế được xác định bao gồm năm thành tố vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn tự nhiên, vốn xã hội đóng vai trò trung tâm trong khung sinh kế để hộ gia đình lựa chọn hoạt động sinh kế nhằm thực hiện mục tiêu sinh kế: nâng cao thu nhập và giảm nghèo.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hộ gia đình DTTS, miền núi, biên giới của tỉnh Hà Giang có sự yếu kém về vốn con người. Vốn con người hạn chế trên các mặt trình độ, năng lực lao động và tỷ lệ phụ thuộc cao. Hộ gia đình DTTS, miền núi, biên giới còn đối mặt với những rào cản về vốn vật chất như: diện tích nhà ở nhỏ, thiếu các tài sản thông tin, tài sản cơ bản để tham gia sản xuất. Đồng thời, nghiên cứu chỉ ra vốn tài chính của hộ gia đình DTTS, miền núi, biên giới quy mô nhỏ, phụ thuộc vào tiền gửi người thân về, khó có khả năng để giúp họ chuyển đổi cơ cấu nghề, chỉ đủ hỗ trợ những khó khăn trước mắt, và trang trải các chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ. Vốn tự nhiên được xác định là các hộ gia đình không có đất chiếm tỷ lệ cao, diện tích đất nông nghiệp nhỏ không đủ để đa dạng hoá sinh kế. Vốn xã hội được xác định là các mối quan hệ làng xóm, sự chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, là động lực để giúp hộ gia đình ứng phó trước các cú sốc, nâng cao năng lực của họ đang trong giai đoạn phát triển sơ khai, chưa được quan tâm đúng mức để cải thiện vị thế người nghèo.
Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực vốn sinh kế của các hộ gia đình. Các giải pháp đứng trên góc độ xây dựng các nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình để họ chủ động lựa chọn hoạt động sinh kế hiệu quả và chuyển đổi sinh kế bền vững theo nhiều hướng.
12. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
STT | Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án |
---|
1 | Nguyễn Mạnh Dũng (2022). Giải pháp phát triển các ngành kinh tế góp phần tạo sinh kế cho hộ gia đình tại tỉnh Hà Giang. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, 612. |
2 | Nguyễn Mạnh Dũng, Trần Đức Hiệp, Tô Thế Nguyên (2022). Phân tích nghèo đa chiều bằng phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững tại tỉnh Hà Giang. Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, 6 (314). |
3 | Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Anh Tuấn, Trần Đức Hiệp, Đỗ Hoàng Phương, Tô Thế Nguyên (2022). Các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ nghèo đa chiều tại Việt Nam: Số liệu từ các hộ dân tộc thiểu số. Tạp chí Phát triển Bền vững Vùng, 12(2). |
4 | Nguyễn Mạnh Dũng (2022). Phát triển du lịch Hà Giang thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo sinh kế cho nhân dân. Tạp chí kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, 614. |
5 | Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Anh Tuấn, Đỗ Hoàng Phương, Tô Thế Nguyên, Nguyễn Thị Lan Hương (2022). Sinh kế của các nông hộ huyện Xín Mần. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, 9 (532). |
6 | Fahad, S., Nguyen-Thi-Lan, H., Nguyen-Manh, D., Tran-Duc, H., & To-The, N. (2022). Analyzing the status of multidimensional poverty of rural households by using sustainable livelihood framework: Policy implications for economic growth. Enviromental Science and Pollution Research, 30, 16106-16119. |
7 | Dung Nguyen-Manh, Hiep Tran-Duc, Anh Thuy Nguyen, 2022. Livelihood choice and household economic wellbeing in the Northwest region, Vietnam. Economic Alternatives. Letter of Acceptance, Sofia, 5.05.2022. |
>> Xem Thông tin luận án tại đây.