Thông tin về luận án tiến sĩ nghiên cứu sinh Bùi Đức Hậu

Tên đề tài: Quản lý du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình



1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Đức Hậu         2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 05/01/1979                                        4. Nơi sinh: Hoà Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: số 3894/QĐ-ĐHKT ngày 15/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: 

Căn cứ Quyết định số 1585/QĐ-ĐHKT ngày 26/5/2021 về việc phân công cán bộ hướng dẫn luận án tiến sĩ;

7. Tên đề tài luận án: Quản lý du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

8. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế                                     9. Mã số: 9340410.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: HD1-PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh; HD2: PGS.TS. Lê Trung Thành

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Về mặt lý luận, luận án đã nghiên cứu về khái niệm, nội dung và các nhân tố tác động đến Quản lý du lịch sinh thái ở tỉnh Hoà Bình theo lý thuyết; xây dựng mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý du lịch sinh thái ở tỉnh Hoà Bình dựa trên mô hình SEM đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến phát triển du lịch sinh thái bền vững ở tỉnh Hòa Bình, ứng dụng mô hình Analytic Hierarchy Process xác định các giải pháp ưu tiên tổ chức, quản lý, phát triển du lịch sinh thái bền vững tại tỉnh Hòa Bình.

- Về mặt thực tiễn, Luận án đã đánh giá được hiện trạng Quản lý du lịch sinh thái ở tỉnh Hoà Bình dựa trên tác động của các yếu tố đầu vào như: tiềm năng phát triển DLST (Tiềm năng tự nhiên, nhân văn); Cơ chế, chính sách liên quan tới phát triển, quản lý DLST; Tình hình phát triển KT-CT-VH-XH của quốc tế, cả nước, địa phương; Kỹ năng tổ chức và các hoạt động liên quan đến phát triển, quản lý du lịch sinh thái. Luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao khả năng Quản lý du lịch sinh thái ở tỉnh Hoà Bình.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

- Luận án là một trong những tài liệu tham khảo giúp cho các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn về thực trạng Quản lý du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, tập trung vào các vấn đề cơ chế, chính sách liên quan tới phát triển, tình hình phát triển các tác động của du lịch đến các vấn đề xã hội…

- Mặc dù nghiên cứu này phù hợp với tỉnh Hoà Bình, nhưng kết quả có thể cũng góp phần tạo ra điều kiện để những nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực quản lý du lịch thực hiện dễ dàng hơn. 

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

Nâng cao hiệu quả quản lý du lịch trong bối cảnh mới, nhất là các vấn đề quản lý là một vấn đề được Đảng, Nhà nước và các tỉnh học đặc biệt quan tâm. Do đó vấn đề này chắn chắn sẽ thu hút sự quan tâm của giới học thuật trong lĩnh vực quản trị và quản lý công. Từ các hạn chế của luận án và những khoảng trống của các nghiên cứu trước, có thể có một số hướng nghiên cứu trong vấn đề này như sau:

(1) Có thể nâng cao các nghiên cứu thí nghiệm để làm sáng tỏ mối liên hệ giữa quản lý và kết quả của quá trình quản lý. Để có thể theo dõi sự tác động mang tính tiềm ẩn trong thời gian dài như vậy, các nghiên cứu mới cần kết hợp sử dụng nhiều phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, bao gồm cả dữ liệu chéo cắt và chuỗi thời gian (longitudinal), đa không gian thì sẽ có thể trả lời các câu hỏi nghiên cứu một cách thuyết phục hơn.

(2) Cần khai thác thêm mối liên hệ giữa quản lý với nhận thức hay tâm lý, động cơ, hành vi của chủ thể quản lý, và giữa các nhân tố này với kết quả quản lý. Bên cạnh đó, các nghiên cứu tiếp cận theo các yếu tố thể chế, môi trường hoặc/và cá nhân tác động đến kết quả quản lý hiện nay mới chỉ là nghiên cứu tĩnh, một chiều trong khi đó mối liên hệ giữa quản lý với FDI có thể là mối liên hệ hai chiều.

(3) Trong tương lai, có thể xem xét các yếu tố quản lý khác ảnh hưởng đến ý định và kết quả quản lý, đặc biệt là các xu hướng nhân lực trong bối cảnh mới.

(4) Có thể kết hợp các cách tiếp cận khác nhau để giải thích vì sao cùng môi trường, cùng chịu sự quản lý như nhau nhưng kết quả quản lý du lịch tại một số tỉnh lại có những kết quả khác nhau, như vậy có thể tạo ra mô hình tổng thể có sự giải thích sâu hơn với việc tìm ra các mối liên hệ mới.

(5) Có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu tại một số tỉnh, thành của Việt Nam cỡ mẫu lớn hơn làm tăng tính tin cậy, tính đại diện cho tổng thể hơn. Trong đó, các nghiên cứu mới có thể tiếp tục kiểm định thang đo đã phát triển trong nghiên cứu này ở các bối cảnh, môi trường mới để tìm ra các tri thức mới trong lĩnh vực này.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

- Bùi Đức Hậu (2020), Phát triển mô hình du lịch bền vững: Phân tích tiềm năng Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 569, trang 86-88.

- Bùi Đức Hậu (2020), Nguyên tắc phát triển bền vững của ngành du lịch và gợi ý cho tỉnh Hòa Bình, Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 570, trang 7-9.

- Bùi Đức Hậu (2022), Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái trên địa bàn cấp tỉnh: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Việt Nam, Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 614, trang 31-33.

- Vu Van Huong, Yong Mai, Bui Duc Hau, Ly Kim Cuong, Le Van Dao (2023), Do firm characteristics in their local context promote corporate ecological and social responsibility? Evidence from a multi-hierarchical analysis, International Review of Economics and Finance, 85 (2023), pp 722-743.

>> Xem Thông tin luận án tại đây./.


Phòng Đào tạo