Tên đề tài: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Đình Uyên 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 15/06/1977 4. Nơi sinh: Bắc Ninh
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định số 1999/QĐ-ĐHKT ngày 12/7/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có):
7. Tên đề tài luận án: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
8. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế 9. Mã số: 9340410.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Chiến
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
a) Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội, dưới góc độ quản lý kinh tế, đề tài đề xuất quan điểm, giải pháp đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
b) Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển các doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội. Trong đó đối tượng điều tra của luận án bao gồm: 1) Những doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội; 2) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực KH&CN, có tiềm năng và đủ điều kiện trở thành doanh nghiệp KH&CN nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN.
c) Phương pháp nghiên cứu:
- Kết quả nghiên cứu luận án đã được thực hiện trên cơ sở thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
- Các thông tin và số liệu sơ cấp được xử lý bằng các phần mềm máy tính như Excel, SPSS và STATA.
- Các phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh, ma trận SWOT.
- Phân tích định lượng kết hợp với định tính.
d) Kết quả chính và đóng góp mới của luận án và kết luận:
Tìm hiểu về phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn Hà Nội, kết quả nghiên cứu đề tài luận án đã đạt được một số kết quả sau:
i) Đề tài đã góp phần làm phong phú thêm cơ sở khoa học về doanh nghiệp khoa học và công nghệ và chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, bao gồm các quan điểm lý luận về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Đặc biệt, đề tài đã xây dựng được bộ tiêu chí để đánh giá 02 nội dung của của xây dựng và thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ cấp tỉnh, bao gồm 21 chỉ tiêu đánh giá. Đề tài cũng đã tìm hiểu những kinh nghiệm của một số quốc gia và rút ra được bài học ý nghĩa để đổi mới công tác phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn Hà Nội.
ii) Đề tài đã phân tích thực trạng công tác xây dựng và thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2020 dựa trên hai nội dung xây dựng và thực hiện chính sách. Qua phân tích và đánh giá, đề tài đã chỉ ra những thành công và hạn chế còn tồn tại của công tác quản lý này. Những bất cập về cơ chế, chính sách đang chưa tạo được động lực, chưa đủ hỗ trợ đối với các doanh nghiệp, và là lực cản lớn đối với quá trình phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
iii) Từ đó, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm thay đổi công tác xây dựng và thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn Thành phố Hà Nội để phát huy những thành công và khắc phục những hạn chế, hỗ trợ kịp thời việc hình thành và phát triển những doanh nghiệp khoa học và công nghệ tiềm năng, khuyến khích đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, áp dụng những công nghệ hiện đại, góp phần thúc đẩy tiềm lực khoa học và công nghệ của thành phố Hà Nội.
iv) Công tác quản lý nhà nước trong quá trình phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đặc việc ban hành và thực thi cơ chế, chính sách để đảm bảo tạo động lực cho doanh nghiệp là một thách thức lớn đối với nhiều nước đang phát triển.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ của Việt Nam gắn với bối cảnh chuyển đổi số quốc gia, Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ của TP. Hồ Chí Minh…
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
STT | Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án |
---|
1 | Nguyễn Anh Tuấn, Hoàng Đức Chính, Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Vũ Tiến Vượng, Nguyễn Đình Uyên, Tô Thế Nguyên, Do intangible assets stimulate firm performance? Empirical evidence from Vietnamese agriculture, forestry and fishery small - and medium-sized enterprises, Journal of Innovation and Knowledge, 05/2022, WoS, Q1. Link bài báo: https://www.scopus.com/sourceid/21100932830 |
2 | Nguyễn Đình Uyên, Nguyễn Anh Tuấn, Tô Thế Nguyên, Nguyễn Đức Bảo, Nguyễn Thị Lan Hương, Phạm Ngọc Hương Quỳnh, “Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp tỉnh”, Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, Số 3 (6/2022) |
3 | Assoc. Prof. Dr. Chien Le Van, PhD Candidate Uyen Nguyen Dinh, The development of Scientific and Technological Enterprises in Hanoi City, International Sicientific Conference on Embracing Innovation and Creativity in the Digital transformation: From vision and policy to realtiy, October 25, 2023, Potitical Theory Publishing House, Pages 238-257, ISBN: 978-604-366-373-0. |
4 | Nguyễn Thị Lan Hương, Tô Thế Nguyên, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Đình Uyên, Phạm Ngọc Hương Quỳnh, Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn công nghệ của doanh nghiệp – trường hợp của Hà Nội, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 2 (549) Tháng 2/2024, ISSN: 0866-7489 |
>>> Xem thêm thông tin luận án tại đây