Thông tin luận án tiến sĩ nghiên cứu sinh Nguyễn Thạch Đăng

Tên đề tài luận án: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng



1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thạch Đăng                    2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 18/08/1978                                                    4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định số 1999/QĐ-ĐHKT ngày 12/07/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, thời hạn từ ngày 12/07/2019 đến ngày 12/07/2022, văn bản gia hạn số 2166/QĐ-ĐHKT ngày 14/7/2022

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không

7. Tên đề tài luận án: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng

8. Chuyên ngành: Kinh tế chính trị                        9. Mã số: 93 101 02.01

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Duy Dũng 

                                                                   TS. Nguyễn Quốc Việt

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án đã khái quát và bổ sung vào hệ thống lý luận về phát triển kinh tế biển nói chung và vai trò của nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển cấp tỉnh nói riêng như: Xây dựng hệ thống các nội dung thể hiện vai trò của Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển cấp tỉnh theo tiếp cận kinh tế chính trị mà các nghiên cứu trước chưa đề cập đầy đủ, bao gồm: xây dựng thể chế, chính sách; lập quy hoạch phát triển kinh tế biển; tổ chức bộ máy quản lý thu hút đầu tư; tạo lập môi trường đầu tư; điều hành các hoạt động thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển; giải quyết hài hoà các quan hệ lợi ích trong thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế biển. Ngoài ra, luận án cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển cấp tỉnh (bao gồm cả nhân tố khách quan và chủ quan) và xây dựng các tiêu chí đánh giá vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đặc thù ở cả khía cạnh mức độ ảnh hưởng của vai trò nhà nước cấp tỉnh tới thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển địa phương và kết quả đạt được khi chính quyền cấp tỉnh thể hiện vai trò của mình.

Trên cơ sở khung lý luận đã xác định, luận án phân tích thực trạng vai trò của chính quyền thành phố Hải Phòng trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển giai đoạn 2015 – 2022; đánh giá sự ảnh hưởng của các nội dung thể hiện vai trò Nhà nước cấp tỉnh đối với thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển bằng mô hình định lượng, kết quả thể hiện vai trò Nhà nước ở khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Từ đó, luận án chỉ ra những hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân hạn chế về vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển của chính quyền thành phố Hải Phòng.

Kết quả cuối cùng của nghiên cứu là đề xuất những giải pháp phát huy hiệu quả vai trò của chính quyền thành phố Hải Phòng nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Đó là: Rà soát, điều chỉnh chính sách phù hợp; Hoàn thiện, xây dựng và bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế và thu hút đầu tư; Nâng cao năng lực nhân sự trong bộ máy quản lý thu hút đầu tư; Cải thiện môi trường đầu tư và tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư; Tăng cường hiệu quả điều hành thu hút đầu tư; Thúc đẩy giải quyết hài hoà các quan hệ lợi ích trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển. 

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Việc làm rõ thực tiễn mối quan hệ giữa vai trò Nhà nước cấp tỉnh với thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển thông qua mô hình thống kê định lượng không chỉ giúp minh chứng sự tin cậy của hệ thống lý luận được xây dựng trong luận án mà còn là cơ sở để chính quyền thành phố Hải Phòng áp dụng các giải pháp vào thực tế. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế biển ở các tỉnh/thành có biển tại Việt Nam nói chung và ở thành phố Hải Phòng nói riêng hiện nay và trong thời gian tới.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: 

(i) Mô hình SEM có hạn chế là chỉ khảo sát được tại một thời điểm nhất định (tại thời điểm thu thập dữ liệu) mà không có tính thời kỳ. Trong thời gian tới, để hoàn thiện nghiên cứu, tác giả sẽ tiếp tục khảo sát định kỳ với bộ câu hỏi này để tiến tới có thể đánh giá tác động thông qua phương pháp “panel data” khi thu thập dữ liệu theo chuỗi thời gian đủ lớn.

(ii) Các nghiên cứu tiếp theo có thể được thực hiện mở rộng đối với toàn bộ các tỉnh/thành có biển ở Việt Nam trên cơ sở vận dụng khung phân tích nghiên cứu của luận án để làm rõ sự khác biệt trong cách thức thể hiện vai trò nhà nước cấp tỉnh, những chính sách đặc thù cần xây dựng ở các tỉnh thành có biển khác nhau để giải thích thực trạng mất cân đối trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở các địa phương hiện nay.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

STT

Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

1

1. Nguyen Thach Dang (2021), The Impact of the Government's Role on Attracting Investment to Marine Economic Development in Hai Phong City, Journal of Finance and Economics, 2021, Vol. 9, No. 1, 1-10, Available online at http://pubs.sciepub.com/jfe/9/1/1, Published by Science and Education Publishing, DOI:10.12691/jfe-9-1-1

2

2. Nguyen Thach Dang (2022), Marine Economic Development: A Case Study of Hai Phong, Vietnam, Journal of International Business and Management 5(12): 01-11(2022); Print ISSN: 2616-5163; Online ISSN: 2616-4655, https://rpajournals.com/wp-content/uploads/2022/12/JIBM-2022-11-5633.pdf

Xem thêm thông tin luận án tại đây ./.


Phòng Đào tạo