Tên đề tài luận án: Ảnh hưởng của ô nhiễm bom mìn đến sinh kế của người dân ở Việt Nam
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Ngọc Thụy 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 02/09/1976 4. Nơi sinh: Bắc Ninh
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1999/QĐ-ĐHKT ngày 12/7/2019 về việc công nhận danh sách Nghiên cứu sinh năm thứ 1 khóa QH-2019-E (đợt 1) của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): số 2166/QĐ-ĐHKT ngày 14/7/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế về việc cho phép nghiên cứu sinh kéo dài thời gian trong chương trình đào tạo tối đa đến 12/7/2024
7. Tên đề tài luận án: Ảnh hưởng của ô nhiễm bom mìn đến sinh kế của người dân ở Việt Nam
8. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế 9. Mã số: 9340410.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Vũ Văn Hưởng
2. TS Nguyễn Thế Kiên
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
- Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa số lượng bom mìn vật nổ còn sót lại trải dài khắp Việt Nam, luận án xem xét ảnh hưởng của ô nhiễm bom mìn tới lựa chọn sinh kế và phúc lợi hộ gia đình, đồng thời xem xét hoạt động quản lý của nhà nước đối với hoạt động rà phá bom mìn nói riêng và công tác khắc phục hậu quả bom mìn nói chung, từ đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị hoàn thiện hoạt động rà phá bom mìn và phát triển sinh kế và phúc lợi của những hộ gia đình bị ảnh hưởng.
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xem xét ảnh hưởng của ô nhiễm bom mìn đối với lựa chọn sinh kế và phúc lợi của hộ gia đình ở Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu chính là: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Cụ thể, luận án sử dụng (1) Phương pháp thống kê mô tả; (2) Phương pháp phân tích, so sánh; (3) Khung phân tích mức độ bền vững về sinh kế dựa trên khung phân tích của DFID. Bên cạnh đó, luận án sử dụng mô hình hồi quy đa biến như mô hình probit, mô hình ước lượng biến công cụ trong phân tích tác động của ô nhiễm bom mìn đến lựa chọn sinh kế và thu nhập của các hộ gia đình tại Việt Nam.
- Các kết quả chính, đóng góp mới của luận án
a) Về lý luận
Luận án bổ sung và làm rõ hơn một số khía cạnh lý luận về sinh kế và phát triển sinh kế trên phương diện của khoa học quản lý. Cụ thể là: 1) Làm rõ nét hơn khái niệm sinh kế cho các hộ gia đình ở Việt Nam, đặc biệt những vùng bị ô nhiễm bom mìn; 2) Làm rõ hơn lý thuyết về phát triển sinh kế và bổ sung được các nguồn lực trong khung lý thuyết sinh kế; 3) Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn và phát triển sinh kế cho các hộ gia đình tại Việt Nam, đặc biệt ở các vùng bị ô nhiễm bom mìn. Kết quả nghiên cứu về lý luận chỉ ra rằng, phát triển sinh kế hộ gia đình cần cân nhắc tới các yếu tố về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực ô nhiễm bom mìn chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi cho phát triển sinh kế của hộ gia đình. Phát triển sinh kế hộ gia đình ở khu vực ô nhiễm bom mìn bên cạnh các mục tiêu về nâng cao thu nhập, giảm nghèo thì các mục tiêu về chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh, và phát triển sinh kế bền vững là các mục tiêu cần được thực hiện song song với nhau.
b) Về thực tiễn
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng các hoạt động sinh kế bao gồm các hoạt động sinh kế từ sản xuất nông, lâm nghiêp, thương mại, du lịch, công nghiệp. Đồng thời, đề tài cũng đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực sinh kế của các hộ gia đình tại Việt Nam đặc biệt ở các vùng ô nhiễm bom mìn để nhận diện một cách sát thực về mức độ của các năng lực sinh kế. Từ đó chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong phát triển sinh kế cho các hộ gia đình trên địa bàn có vùng bị ô nhiễm bom mìn. Luận án đã đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển sinh kế hộ gia đình theo hướng bền vững trên vùng bị ô nhiễm bom mìn trong giai đoạn tới.
Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu hữu ích đối với các nhà quản lý, hoạch định chính sách vĩ mô và xây dựng kế hoạch để triển khai các chính sách nhằm phát triển sinh kế hộ gia đình trên địa bàn ô nhiễm bom mìn trên toàn quốc giai đoạn đến năm 2030.
12. Các hướng nghiên cứu tiếp theo:
13. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
STT | Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án |
---|
1 | Nguyễn Ngọc Thụy, “Hệ thống quản lý thông tin về tình hình bom mìn IMSMA và GIS”, Thông tin khoa học quân sự Công binh, số 25, 2005 |
2 | Nguyễn Ngọc Thụy, “Hệ thống định vị toàn cầu ứng dụng trong dò tìm xử lý bom mìn vật nổ”, Thông tin khoa học quân sự Công binh, số 33, 3/2008 |
3 | Nguyễn Ngọc Thụy, “Hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu khắc phục hậu quả bom mìn đáp ứng nhiệm vụ của Chương trình 504”, Thông tin khoa học quân sự Công binh, số 52, 9/2013 |
4 | Nguyễn Ngọc Thuỵ, “Giải pháp huy động nguồn lực thực hiện chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh”, Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, số 537, tr.97-99, 2019 |
5 | Nguyễn Ngọc Thuỵ, “Hiệu quả của xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong rà phá bom mìn khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt nam”, Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương |
6 | Nguyễn Ngọc Thụy, “Phương pháp xây dựng, phân tích bản đồ cường độ từ trường từ các điểm đo rời rạc”. Mục nghiên cứu khoa học, tạp chí Trang bị và Kỹ thuật/Tổng cục Kỹ thuật, 21- 24, 11/2020 |
7 | Nguyễn Ngọc Thụy và Nhóm tác giả, “Improve the asymmetric encryption algorithm based on genetic algorithm, application in online information transmission”, International Journal of Electronic Security and Digital Forensics, 2021, Vol.13, No.06 |
8 | Nguyễn Ngọc Thụy và Nhóm tác giả, Bằng độc quyền sáng chế số 33355, tại Quyết định số 14051w/QĐ-SHTT, ngày 16/8/2022 của Cục Sở hữu trí tuệ/ Bộ Khoa học và Công nghệ. |
9 | Nguyễn Ngọc Thụy và Nhóm tác giả, “Unexploded ordnance contamination and household livelihood choice in rural Vietnam”, Russian Journal of Economics, 2022, Vol.8. 267-294. |
10 | Nguyễn Ngọc Thụy, “Ảnh hưởng của ô nhiễm bom mìn đến phúc lợi hộ gia đình tại Việt Nam”, Kinh tế và Phát triển, Giấy xác nhận đã xét duyệt ngày 30/6/2023 |
Xem thêm thông tin luận án tại đây./.