Những văn bản liên quan đến hoạt động của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (cập nhật nửa đầu tháng 10/2023)

Trong nửa đầu tháng 10 năm 2023, một số văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo đại học. Nội dung tóm tắt các văn bản như sau:



1. Quy định số 124-QĐ/TW ngày 04/10/2023 của Ban Chấp hành Trung ương về việc về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị

a) Hiệu lực thi hành: 

 Quy định số 124-QĐ/TW  có hiệu lực từ ngày 04/10/2023

b) Nội dung cơ bản:

(1) Phạm vi, đối tượng áp dụng

- Quy định này quy định về mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, nội dung cơ bản việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm.

- Đối tượng áp dụng là cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý, tổ chức, cơ quan, đơn vị (gọi tắt là tập thể) và cá nhân trong hệ thống chính trị từ TW đến cơ sở.

(2) Đối tượng kiểm điểm

- Tập thể lãnh đạo, quản lý: Tập thể lãnh đạo, quản lý các cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng ở Trung ương và địa phương; tập thể lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,..., Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…

- Cá nhân: Đảng viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng; đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng; đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng) và Cán bộ LĐ, quản lý các cấp.

Theo đó, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị theo 04 mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ.

Xem toàn văn: Quy định số 124-QĐ/TW

2. Quy định số 125-QĐ/TW ngày 10/10/2023 của Ban Chấp hành Trung ương  về việc chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập

a) Hiệu lực thi hành: 

 Quy định số 125-QĐ/TW  có hiệu lực từ ngày 10/10/2023

b) Nội dung cơ bản:

(1) Phạm vi, đối tượng áp dụng

Quy định về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Áp dụng đối với đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân liên quan.

(2) Nhiệm vụ: 

- Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh;

- Lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng;

- Lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ;

- Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng;

- Lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội;

- Lãnh đạo xây dựng tổ chức đảng, đảng viên.

Xem toàn văn: Quy định số 125-QĐ/TW

3. Hướng dẫn số 117-HD/BTGTW ngày 02/10/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tuyên truyền Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028

Công đoàn Việt Nam đổi mới, sáng tạo vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước! Theo đó, Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn tuyên truyền Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023-2028 với các nội dung sau:

- Tập trung làm tốt hơn nữa nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đoàn viên, người lao động.

- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động; đổi mới tổ chức các phong trào thi đua yêu nước.

- Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; thu hút, tập hợp đông đảo người lao động vào tổ chức Công đoàn Việt Nam.

- Tham gia xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

- Xây dựng nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.

- Đổi mới phương thức hoạt động công đoàn, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn..

Xem toàn văn: Hướng dẫn số 117-HD/BTGTW

4. Công văn số 5673/BNV-CCVC ngày 03/10/2023 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2024

Theo đó, Bộ Nội vụ đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là địa phương) thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2024 như sau:

- Tổ chức rà soát, đánh giá và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.

- Đẩy mạnh bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo yêu cầu vị trí việc làm, trong đó lồng ghép các nội dung bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ được giao tại các chương trình, đề án, kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Chủ động biên soạn các chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; Rà soát việc quản lý và cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo thẩm quyền được giao.

- Tổ chức triển khai đánh giá chất lượng đối với các khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý bằng phương thức trực tiếp đánh giá, giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng cơ quan đánh giá độc lập để thực hiện đánh giá theo quy định.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo thẩm quyền.

Xem toàn văn: Công văn số 5673/BNV-CCVC

5. Công văn số 5360/BGDĐT-TTr ngày 29/09/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra nội bộ đối với các CSĐT

Theo đó, đối với các CSĐT nội dung thanh tra, kiểm tra nội bộ năm học của CSĐT bám sát nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo của Bộ GDĐT cụ thể như sau: 

a) Thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh hằng năm theo Hướng dẫn của Bộ GDĐT về thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh các trình độ của giáo dục đại học,..

b) Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm quản lý của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc, trực thuộc CSĐT; công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về giáo dục đại học; việc xây dựng, ban hành văn bản, quy định nội bộ của CSĐT theo thẩm quyền; việc tổ chức, quản lý quá trình đào tạo; quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc tự chủ mở ngành các trình độ của giáo dục đại học, các điều kiện bảo đảm thực hiện ngành đào tạo, chương trình đào tạo; các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; việc liên kết đào tạo với nước ngoài; việc đầu tư, quản lý, sử dụng tài sản công, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và dạy học; việc đảm bảo an ninh, an toàn trường học; công khai, giải trình với xã hội…

c) Thanh tra, kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong nhà trường, đặc biệt lưu ý nội dung đưa phòng chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục theo quy định. 

Xem toàn văn:  Công văn số 5360/BGDĐT-TTr./.


Phòng Thanh tra - Pháp chế


Các tin khác