Trang tin tức sự kiện
 Search
Website link

Trường ĐHKT cử cán bộ công tác tại Thái Lan và Campuchia

Từ ngày 2/8 đến 8/8/2017, hai cán bộ Trường ĐHKT - ĐHQGHN đã được cử đi khảo sát và nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tại Campuchia và Thái Lan.

 2 cán bộ đó là: TS. Nguyễn Thị Thu Hoài - Phó trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Phát triển (NCKH&HTPT) và ThS. Phạm Thị Ly Ly - Chuyên viên Phòng NCKH&HTPT.

Ngày 2/8/2017, tại Công ty Cổ phần UMB thuộc tỉnh Chainat, Thái Lan, đoàn khảo sát  đã được làm việc cùng với lãnh đạo công ty, giáo sư và các chuyên gia về cây sachi để khảo sát nhà máy, vườn sachi, các sản phẩm từ sachi.

Sachi còn có tên gọi là Sacha đậu phộng, Inchi, Penutinca… có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới Amazon. Cây sachi được các dân tộc bản xứ Peru trồng từ nhiều thế kỷ trước. Peru là một trong 10 quốc gia có nhiều vùng khí hậu, nhiều hệ sinh thái khác nhau và có đa dạng sinh học giàu nhất thế giới. Sachi đã được trồng tại Thái Lan và Campuchia trong nhiều năm gần đây. Ở Việt Nam, cây sachi đã được trồng khảo nghiệm từ năm 2012 ở các địa phương như: Tam Điệp (Ninh Bình), Gia Lâm (Hà Nội), Buôn Ma Thuật (ĐăkLăk), Chiềng Cơi (Sơn La), Lương Sơn (Hòa Bình) và năm 2017, sachi đã được trồng khảo nghiệm thêm tại một số huyện, xã thuộc tỉnh Phú Thọ.Tiếp đó, ngày 3/8 và 4/8/2017, đoàn khảo sát và nghiên cứu vườn sachi tại huyện Meafalung và khảo sát cơ sở sản xuất sachi của hộ nông dân tại xã Nang Lea thuộc tỉnh Chiang Rai, Thái Lan.

 

 Đoàn khảo sát tại vườn sachi tại huyện Meafalung, tỉnh Chiang Rai, Thái Lan

Ngày 5/8/2017, Đoàn khảo sát dự án phát triển mắc-ca có vườn và nhà máy tại Doi Tung, tỉnh Chiang Rai và Khảo sát mắc-ca trong trang trại Peter Farm, Chiang Rai.

Mắc-ca (tên đầy đủ là macadamia) là loài cây thân gỗ lớn, có nguồn gốc ở vùng rừng mưa ven biển thuộc miền Nam Queensland và miền Bắc New South Wales ở Australia. Năm 1881, mắc-ca được đưa tới trồng ở Hawaii. Sản phẩm chính của cây mắc-ca là hạt. Hạt mắc-ca có hương vị thơm ngon nhất trong các loại hạt dùng để ăn và được mệnh danh là Hoàng hậu quả khô.

Tại Doi Tung, tỉnh Chiang Rai, Thái Lan cây mắc-ca đầu tiên được Thái hoàng Thái hậu trồng năm 1990. Và tại Việt Nam, cây mắc-ca được đưa vào trồng đầu tiên tại Ba Vì từ năm 1994. Ngày 6/8/2017, Đoàn khảo sát cây mắc-ca tại Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Hoàng gia ở Chiang Mai.

Ngày 7/8/2017, Đoàn họp với lãnh đạo Bộ Công thương cùng lãnh đạo công ty nghiên cứu và trồng cây sachi và thăm quan cơ sở chế biến sachi và khu trưng bày sản phẩm của công ty tại Phnôm Pênh.

 
 

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội mắc-ca Việt Nam (thứ nhất từ trái sang) cùng lãnh đạo Bộ Công Thương Campuchia (ở giữa) và lãnh đạo công ty

Qua chuyến công tác, thay mặt Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, TS. Nguyễn Thị Thu Hoài và ThS. Phạm Thị Ly Ly đã có những trao đổi với các chuyên gia về cơ hội hợp tác giữa Trường Đại học Kinh tế và các bên trong thời gian tới. Ngày 8/8/2017, đoàn thăm quan Hội chợ Quốc tế, họp với lãnh đạo Công ty Omega 3 CADC về cây sachi và thăm quan khu di tích Angkok Wat.



Ly Ly (Phòng NCKH&HTPT)

FullName Email
Address Security code EFGZLS
Content