Trang tin tức sự kiện
 Search
Website link

EVFTA - 1 năm nhìn lại

Sau một năm thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (European-Vietnam Free Trade Agreement, viết tắt là EVFTA), Việt Nam đã xuất siêu sang EU hơn 11 tỷ USD. Rất nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày, nông thủy sản... đã tận dụng ngay được các lợi thế của Hiệp định này.

EVFTA là thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam với 28 nước thành viên của EU. Đây là hiệp định thương mại có phạm vi và mức độ cam kết sâu, rộng nhất từ trước đến nay của Việt Nam bên cạnh hiệp định TPP (Đối tác xuyên Thái Bình Dương). Theo hiệp định, các quốc gia ký kết có mục tiêu chính là tạo ra khu Sau một năm có hiệu lực, EVFTA đã mang lại cho hai bên rất nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19, EVFTA càng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp EU và Việt Nam duy trì và đa dạng hóa các chuỗi cung ứng, đồng thời giúp tạo ra các động lực cho tăng trưởng thời gian tới.

Một năm EVFTA có hiệu lực cũng là khoảng thời gian thế giới bị tác động bởi đại dịch Covid-19. Dù hiệu quả tận dụng cơ hội từ EVFTA của các doanh nghiệp Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể trong thời gian vừa qua, nhưng theo một khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện mới có 38/63 tỉnh, thành phố có doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu với các nước EU; tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu sang EU mà các doanh nghiệp được ưu đãi thuế quan theo EVFTA vẫn thấp so với mức trung bình các FTA đã có. Điều đó cho thấy, tiềm năng thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai bên còn rất lớn và các doanh nghiệp cần quan tâm khai thác hơn nữa.

Một năm nhìn lại cũng cho thấy có rất nhiều thách thức mới, đòi hỏi Việt Nam có sự chuẩn bị kỹ hơn, với những giải pháp cụ thể và mạnh mẽ hơn để có thể khai thác tốt hơn các cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại.

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, Ban biên tập Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam đã mời tới trường quay PGS.TS. Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

Sau đây là nội dung cuộc tọa đàm:

 
 
 


FullName Email
Address Security code XZTGXJ
Content