Các nhà nghiên UEB và những đóng góp tại toạ đàm “FDI của EU vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi EVFTA VÀ EVIPA” vào ngày 25/10/2022 đã mang đến một báo cáo được đánh giá là chất lượng, thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học và báo giới.
Ngày 25/10/2022, để đánh giá tình hình thu hút vốn FDI của EU vào Việt Nam, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), trực thuộc Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN và Viện Konrad-Adenauer-Stiftung phối hợp tổ chức tọa đàm “FDI của EU vào Việt Nam trong bối cảnh thực hiện EVFTA và EVIPA”.
Tham dự toạ đàm có sự góp mặt của PGS.TS Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội; TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng, Viện NCKH&CS (VEPR). PGS.TS Nguyễn Chiến Thắng, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam; TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp; Cô Hoàng Hồng Vân, EuroCham; cùng đại diện phía Viện KAS là - Ông Florian Constantin Feyerabend, Trưởng Đại diện Văn phòng Viện KAS tại Việt Nam và bà Phạm Tố Hằng, Quản lý dự án, Văn phòng Viện KAS tại Việt Nam. Bên cạnh đó, toạ đàm đã thu hút trên 80 người tham dự gồm các chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, học viên quan tâm đến lĩnh vực Đầu tư trực tiếp nước ngoài và các vấn đề xung quanh nguồn đầu tư nước ngoài đến từ Châu Âu vào Việt Nam trong bối cảnh các FTAs thế hệ mới.
TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện VEPR và Ông Florian Constantin Feyerabend, Trưởng Đại diện Văn phòng Viện KAS tại Việt Nam đã có đôi lời phát biểu khai mạc.
Đại diện nhóm nghiên cứu là TS. Nguyễn Thị Vũ Hà, giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, VNU-UEB và TS. Nguyễn Thị Thanh Mai, giảng viên Đại học Swinburne Việt Nam đã trình bày ngắn gọn về thành quả nghiên cứu.
Sau phần trình bày tóm lược kết quả, PGS.TS. Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN cùng bà Phạm Tố Hằng, Quản lý dự án, Văn phòng Viện Konrad – Adenauer – Stiftung tại Việt Nam đã điều phối phần nhận định và trao đổi của các chuyên gia với sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng, Viện trưởng viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia; Bà Hoàng Hồng Vân, Trưởng phòng đối ngoại, Đại diện Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham).
PGS.TS Nguyễn Chiến Thắng nhận xét đây là một bài nghiên cứu có tính chuyên sâu cao, các dữ liệu trong bài được được tổng hợp kỹ lưỡng và có tính hệ thống tốt. Hơn thế nữa, các nhận định trong bài mang tính thời sự và phù hợp với thời cuộc.
TS. Trần Toàn Thắng đưa ra những dự đoán về tương lai: dòng đầu tư sẽ đi vào ngành nghề nào, môi trường đầu tư cần phải chuẩn bị những gì để đón nhận những lợi thế đến từ các hiệp định FTAs thế hệ mới, và tốc độ tăng thu nhập của Việt Nam trong thời gian tới.
Cô Hoàng Hồng Vân tổng hợp những nhận định về nguồn nhân lực có tài của Việt Nam, sự dịch chuyển nhân công từ miền Nam ra miền Bắc, và những điều kiện để phát triển nguồn nhân lực cao hơn trong thời gian tới.
Các nhà khoa học đến từ nhiều ban ngành, tổ chức như Hiệp hội các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các trường Đại học như Đại học Ngoại thương đã tam gia đặt câu hỏi cho các chuyên gia và cùng thảo luận về những điểm đã làm được và chưa thực hiện được của việc thu hút FDI đến từ Châu Âu trong bối cảnh thực hiện EVFTA và EVIPA. Các nhà khoa học đều đưa ra những lời nhận xét tích cực và những góp ý đầy tính xây dựng để nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Kinh tế cải thiện báo cáo. Nhóm nghiên cứu tiếp nhận lời nhận xét đến từ các chuyên gia cùng các nhà khoa học để cải thiện bài nghiên cứu trong thời gian tới.
Toạ đàm đã nhận được sự quan tâm rất lớn của báo giới và các đài truyền hình.
(Báo Công thương) FDI của EU vào Việt Nam ra sao trong bối cảnh thực thi EVFTA và EVIPA
(Báo Thế giới và Việt Nam, Cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao) Thu hút FDI: Việt Nam sở hữu nhiều cơ hội 'hiếm có khó tìm' trong bối cảnh thế giới đầy biến động
(Báo VNExpres) VEPR: Việt Nam có thể lún sâu vào bẫy gia công
Một số hình ảnh tại tọa đàm: