New Don Vi & Giang Vien
 Search

Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2024: Chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh

Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam lần thứ 16 với chủ đề “Chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh” đã được tổ chức thành công tại Hà Nội vào ngày 20/6 vừa qua tại Hà Nội. Hội thảo do Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trực thuộc Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN phối hợp cùng Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) Việt Nam tổ chức. 


Hội thảo đánh dấu sự góp mặt của nhiều lãnh đạo và đại diện của các cơ quan chính phủ, cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan lý luận và nghiên cứu trong nước và quốc tế, lãnh đạo các trường đại học, viện nghiên cứu; đại diện Đại sứ quán và các tổ chức phát triển quốc tế tại Việt Nam như: GS. Marco Abbiati - Tùy viên khoa học, Đại sứ quán Ý tại Việt Nam; bà Arabella Bennett - Bí thư thứ hai, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam; PGS.TS Phạm Hoàng Lương, nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa, Hà Nội; TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng, Giám đốc Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV; PGS.TS Vũ Sỹ Cường, Học viện tài chính; Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Shinec, Chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền, v.v…

Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về Kinh tế trong nước và quốc tế

Về phía ĐHQGHN, Trường Đại học Kinh tế có sự tham dự của PGS.TS Phạm Bảo Sơn – Phó Giám đốc ĐHQGHN; PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; PGS.TS Lê Trung Thành - Hiệu trưởng; PGS.TS Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng; TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng VEPR, cùng các giảng viên, nhà khoa học UEB.

Về phía Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) Việt Nam có sự tham dự của GS.TS Andreas Stoffers, Giám đốc quốc gia FNF tại Việt Nam; Ông Moritz Kleine-Brockhoff, Giám đốc khu vực viện FNF tại Đông Nam Á và Đông Á; Bà Vanessa Steinmetz, Giám đốc quốc gia viện FNF tại Thái Lan và Myanmar.

Hội thảo nhận được sự quan tâm và tham dự của nhiều cơ quan, Bộ, ban, ngành. Đại sứ quán các quốc gia, cơ quan thông tấn báo chí và doanh nghiệp trong nước, quốc tế

Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2024 - Cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách
PGS. TS Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu tại Hội thảo: “Chúng tôi mong muốn các kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào quá trình hoạch định chính sách ngắn hạn và dài hạn của các cơ quan Chính phủ. Đây cũng là mục tiêu của các nghiên cứu đang được thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế nói riêng và ĐHQGHN nói chung.” Đó là định hướng của không chỉ ĐHQGHN mà còn của Trường Đại học Kinh tế trong thời gian tới. Với các nhóm nghiên cứu mạnh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, các nghiên cứu khách quan, độc lập, dựa trên bằng chứng của các nhà khoa học từ Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN sẽ là những cơ sở hữu ích cho quá trình hoạch định chính sách của các cơ quan Đảng và Chính phủ Việt Nam.

PGS. TS Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc ĐHQGHN phát biểu  tại hội thảo

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN phát biểu tại sự kiện “Hội thảo công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2024 với chủ đề “Chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh” được tổ chức sau năm bản lề 2023 với nhiều biến động của bối cảnh kinh tế thế giới. Trước sức ép về năng lượng toàn cầu, chuyển đổi xanh đang ngày càng trở thành ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trên hành trình hội nhập, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện.”

PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN phát biểu về những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh

Tuy nhiên, áp lực ngày càng tăng từ các quy định nghiêm ngặt về môi trường của các nước phát triển đang thúc giục Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam tham gia nhanh và mạnh mẽ hơn vào chuyển dịch năng lượng hướng tới xanh hóa nền kinh tế. “Điều này vừa là thách thức, vừa là cơ hội để các quốc gia như Việt Nam đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và tận dụng các cơ hội hợp tác thương mại, đầu tư mới” - PGS.TS Nguyễn Trúc Lê cho biết thêm. 

GS. TS. Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann (FNF) tại Việt Nam, nhấn mạnh rằng nền tảng kinh tế của Việt Nam phải được củng cố với tính bền vững và các nguồn năng lượng đáng tin cậy và tăng trưởng xanh sẽ là yếu tố quyết định cho tương lai

Những cơ hội và thách thức của nền Kinh tế Việt Nam trong vấn đề chuyển đổi xanh được phân tích chi tiết trong Báo cáo Kinh tế thường niên Việt Nam 2024 với chủ đề “Chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế xanh” do TS. Nguyễn Quốc Viện, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và chính sách làm chủ biên. Đồng thời, báo cáo cũng quy tụ số lượng lớn các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu kinh tế, các giảng viên đến từ các Viện nghiên cứu và các Trường đại học tham gia.

Đại diện BTC gửi tặng ấn phẩm đặc biệt của Hội thảo báo cáo thường niên Kinh tế  tới các vị khách quý tại sự kiện

Hội thảo được chia làm 2 phiên làm việc. Phiên thứ nhất, đại diện nhóm tác giả của Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2024 sẽ trình bày những kết quả chính về tổng quan về một số nền kinh tế lớn và có mối quan hệ chặt chẽ với Việt Nam, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 và xu hướng chuyển dịch năng lượng tái tạo trên toàn cầu; tăng trưởng kinh tế, lạm phát, các thị trường tiền tệ, tín dụng, tài chính, lao động và năng lượng. Ngoài ra, báo cáo cũng đánh giá mối quan hệ chuyển dịch năng lượng tái tạo và tăng trưởng kinh tế, tác động của chuyển dịch năng lượng tái tạo tới tăng trưởng kinh tế như GDP. Đặc biệt, báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế ở các quốc gia phát triển như Anh; Đức; Trung Quốc về chuyển dịch năng lượng tái tạo và đưa ra giải pháp thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR), trực thuộc Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN giới thiệu về những nội dung chính của Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2024
TS. Nguyễn Thị Vũ Hà, Giảng viên khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế trình bày về những bất ổn của kinh tế toàn cầu tác động tới Việt Nam về cả thách thức và cơ hội
TS. Nguyễn Thị Vĩnh Hà, Giảng viên khoa Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN trình bày nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế ở các quốc gia phát triển về chuyển dịch năng lượng tái tạo và đưa ra giải pháp tại Việt Nam
PGS.TS Tô Thế Nguyên, Phó trưởng khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN trình bày báo cáo tại Hội thảo

Tại phiên hai, các chuyên gia phản biện tham gia thảo luận các nội dung của báo cáo, gồm các ý kiến phản biện của PGS.TS Phạm Hoàng Lương, nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV; PGS.TS Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính; Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec, Chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền. Các đại biểu chia sẻ nhiều ý kiến tham luận về tái tạo năng lượng xanh, những đánh giá nhận xét bổ sung về bức tranh toàn cảnh về Kinh tế thế giới và Việt Nam 2023 và nửa đầu năm 2024.  

Phiên làm việc thứ hai do PGS.TS Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng Nhà trường điều hành, thảo luận về các nội dung của báo cáo
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đóng góp ý kiến về nội dung được trình bày tại Hội thảo

Các khách mời tham dự cũng chia sẻ ý kiến về cơ hội và thách thức của Việt Nam về định hướng chuyển dịch năng lượng tái tạo hướng tới nền Kinh tế xanh, đặc biệt đặt trong bối cảnh phát triển bùng nổ về công nghệ, kỹ thuật và trí tuệ nhân tạo như hiện nay

Việt Nam hướng tới chuyển dịch năng lượng xanh như thế nào?

Tại phần tổng kết hội thảo, PGS.TS Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã đưa ra một số kết luận quan trọng nhằm gợi mở một số khuyến nghị chính sách trọng yếu về các nội dung của báo cáo năm 2024. Trước tiên, trong ngắn hạn, cần tiếp tục ưu tiên trọng tâm công cụ tài chính của chính sách tài khóa thúc đẩy tổng cầu; tăng cường giải ngân đầu tư công đảm bảo đúng tiến độ và tập trung, đặc biệt là các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng. Đây là những giải pháp hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6.5% trong năm 2024. Ngoài ra, cần xây dựng thêm các chương trình và chính sách kích cầu tiêu dùng cụ thể, và cần đi theo hướng hỗ trợ trực tiếp người tiêu dùng thanh toán chi phí mua sản phẩm/dịch vụ, nhất là để định hướng tiêu dùng theo  các xu hướng tiêu dùng xanh, sạch, bảo vệ môi trường góp phần thực hiện cam kết Netzero vào năm 2050.

PGS.TS Nguyễn Anh Thu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đưa ra những kết luận trong ngắn và dài hạn nhằm gợi mở một số khuyến nghị chính sách trọng yếu về các nội dung về báo cáo năm 2024

Trong trung, dài hạn, Việt Nam cần hoàn thiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia, thúc đẩy các yếu tố tạo giá trị gia tăng thực của nền kinh tế số, như công nghệ phần mềm, kinh doanh nền tảng, thương mại điện tử để tạo ra động lực đổi mới sáng tạo;  thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Ngoài ra, cần tiếp tục chú trọng các giải pháp kích thích đầu tư, nhất là đầu tư tư nhân để đảm bảo tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt mức cao và mở rộng cung tiền hợp lý nhằm kích thích tăng trưởng, như tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực ưu tiên, cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Với chặng đường 16 năm, Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam đã trở thành một sản phẩm nghiên cứu hữu ích từ những chuyên gia nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế nói riêng và ĐHQGHN nói chung, đóng góp vào quá trình hoạch định chính sách ngắn hạn và dài hạn của các cơ quan Chính phủ.

🎯 Báo chí đưa tin về Hội thảo công bố Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2024
1. Đài TH Nhân dân: : https://nhandantv.vn/chuyen-dich-nang-luong-huong-toi-kinh-te-xanh-d252890.htm   
2. Đài TH Việt Nam: https://vtv.vn/video/tai-chinh-kinh-doanh-trua-21-6-2024-681744.htm  (từ 12.03)
3.  Đài TH Quốc hội: https://quochoitv.vn/chuyen-dich-nang-luong-huong-toi-nen-kinh-te-xanh-226404.htm  
4. Cổng thông tin Chính phủ: https://baochinhphu.vn/chuyen-dich-nang-luong-huong-toi-nen-kinh-te-xanh-102240620181022547.htm   
5. Báo Công thương: https://congthuong.vn/bao-cao-thuong-nien-kinh-te-viet-nam-2024-chuyen-dich-nang-luong-huong-toi-nen-kinh-te-xanh-327120.html&mobile=yes&=1   
6. Tạp chí VN Economy:
https://vneconomy.vn/muc-tieu-tang-truong-6-5-kho-dat-duoc-trong-nam-2024-du-kinh-te-da-cai-thien-tich-cuc.htm    
https://vneconomy.vn/dich-chuyen-nang-luong-huong-toi-kinh-te-xanh-trong-boi-canh-cap-thiet-tren-toan-cau.htm   
7. Báo điện tử Quân đội ND VN: https://www.qdnd.vn/kinh-te/tin-tuc/cong-bo-bao-cao-thuong-nien-kinh-te-viet-nam-2024-781901   
8. VOV1: https://vov.vn/kinh-te/ca-hai-kich-ban-tang-truong-kinh-te-2024-deu-dang-hoat-dong-duoi-muc-tiem-nang-post1102757.vov  
9. Cổng thông tin Bộ TT&TT: 
Tiếng Việt - https://www.vietnam.vn/bao-cao-kinh-te-thuong-nien-viet-nam-2024-tang-cuong-chuyen-dich-nang-luong-huong-toi-nen-kinh-te-xanh-ben-vung-tai-viet-nam/   
Tiếng Anh - https://www.vietnam.vn/en/bao-cao-kinh-te-thuong-nien-viet-nam-2024-tang-cuong-chuyen-dich-nang-luong-huong-toi-nen-kinh-te-xanh-ben-vung-tai-viet-nam/   
10. Tạp chí Doanh nghiệp kinh tế xanh: https://doanhnghiepkinhtexanh.vn/hoi-thao-cong-bo-bao-cao-thuong-nien-kinh-te-viet-nam-2024-chuyen-dich-nang-luong-huong-toi-nen-kinh-te-xanh-a24397.html   
11. Người đưa tin: https://www.nguoiduatin.vn/5-co-hoi-va-3-kich-ban-tang-truong-kinh-te-viet-nam-nam-2024-a669210.html#google_vignette   
12. VNU: https://vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N35159/Bao-cao-Kinh-te-thuong-nien-Viet-Nam-2024:-Tang-cuong-chuyen-dich-nang-luong-huong-toi-nen-kinh-te-xanh,-ben-vung-tai-Viet-Nam.htm    
13. Báo Pháp luật: https://m.baophapluat.vn/xu-huong-chuyen-dich-nang-luong-tren-the-gioi-vua-la-thach-thuc-vua-la-co-hoi-cho-viet-nam-post516207.html   
14. Báo quốc tế: https://baoquocte.vn/kinh-te-viet-nam-6-thang-cuoi-nam-2024-ky-vong-tang-truong-tot-hon-so-voi-cung-ky-nam-truoc-275674.html   


Thu Trang - UEB Media

FullName Email
Address Security code PXUFCO
Content

Other News