New Gioi Thieu
 Search

Tọa đàm “Kiểm định ACBSP - vì sự thành công của sinh viên”

Nằm trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ của Giáo sư William Hamby, ngày 30/5/2024, Trường ĐHKT đã tổ chức Tọa đàm “Kiểm định ACBSP - Vì sự thành công của sinh viên”.


Sau khi hoàn thiện báo cáo Preliminary Questionnaire (PQ) vào cuối năm 2023, từ đầu năm 2024, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã lên kế hoạch mời Mentor của ACBSP sang làm việc tại UEB. Đây là một trong những hoạt động giúp Nhà trường sớm hoàn thiện báo cáo Self-Study và đưa ra các kế hoạch chi tiết để cải tiến, nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo nhằm tiến tới thực hiện thành công kiểm định chất lượng theo chuẩn ACBSP. Theo đó, từ ngày 28/5/2024 đến ngày 12/6/2024 tổ chức ACBSP đã cử Giáo sư William Hamby - cố vấn của ACBSP sang hỗ trợ Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. 

Nằm trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ của Giáo sư William Hamby, ngày 30/5/2024, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN đã tổ chức Tọa đàm “Kiểm định ACBSP - Vì sự thành công của sinh viên”. 

Về phía khách mời có Tiến sĩ Vũ Văn Ngọc - Viện trưởng Viện đào tạo tiên tiến chất lượng cao và POHE, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Bà Mai Phương - Phó Giám đốc Dự án PHER tại Việt Nam.

Về phía Trường Đại học Kinh tế có PGS.TS. Lê Trung Thành - Hiệu trưởng Trường ĐHKT, TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy - Trưởng khoa Kế toán - Kiểm toán, Tổ trưởng Tổ triển khai ACBSP của Trường, ThS. Đào Thị Thanh Huyền - Giám đốc Trung tâm ĐBCLGD cùng các Thầy Cô là lãnh đạo các Khoa/Viện, lãnh đạo các đơn vị chức năng, giảng viên, chuyên viên và các em sinh viên của Nhà trường.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, PGS.TS Lê Trung Thành cho rằng, kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo theo chuẩn ACBSP là một trong những chiến lược quốc tế hóa giáo dục của Nhà trường, để các chương trình đào tạo tiệm cận với thế giới, từng bước giúp cho Nhà trường, cán bộ giảng viên khẳng định vị trí của mình trong hệ thống giáo dục quốc dân đặc biệt giúp cho sinh viên có nhiều cơ hội trong quá trình tìm kiếm việc làm cũng như hội nhập khu vực và thế giới. PGS.TS Lê Trung Thành chân thành cảm ơn Giáo sư William Hamby đã sắp xếp công việc đến hỗ trợ các Thầy Cô và Nhà trường, chúc Giáo sư William Hamby có đợt làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó, PGS.TS Lê Trung Thành cho rằng đây là “cơ hội vàng” để các thầy cô hoàn thiện Báo cáo Self-Study, Nhà trường đưa ra được kế hoạch cải tiến để tiến tới kiểm định thành công các chương trình đào tạo theo chuẩn ABCSP.

PGS.TS. Lê Trung Thành - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN

Tại buổi Tọa đàm Giáo sư William Hamby đã trình bày tóm tắt các tiêu chuẩn/tiêu chí của bộ công cụ kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo theo chuẩn ACBSP, những yêu cầu của quá trình viết báo cáo cũng như quy trình thực hiện và những lợi ích đạt được khi kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo theo chuẩn ACBSP, cụ thể:

1. Đối với cơ sở giáo dục:     

- Giúp đơn vị đào tạo củng cố, cam kết liên tục cải tiến đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực nghiên cứu khoa học;

- Giúp đơn vị đào tạo tăng cường sự tập trung vào chất lượng đào tạo và duy trì cam kết sứ mệnh đào tạo trước người học và xã hội;

- Tạo uy tín và độ tin cậy cho Nhà trường khi tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các cá nhân, các tổ chức và các chính phủ;

- Kiểm định theo ACBSP giúp sự công nhận tín chỉ dễ dàng giữa các chương trình đào tạo của các trường khác nhau trong khu vực và trên thế giới;

- Giúp Nhà trường tuyển dụng được những cán bộ và giảng viên có chất lượng tốt;

- Giúp Nhà trường tăng tính quốc tế hóa trong đào tạo và nghiên cứu khoa học;

- Thông qua kiểm định theo chuẩn ACBSP, các chương trình đào tạo được công nhận toàn cầu;

-  Mang lại cảm giác tự hào trong nội bộ các trường đại học.

2. Đối với cán bộ, giảng viên và đội ngũ nhân viên:

- Giảng viên có nhiều cơ hội hơn khi chia sẻ các kiến thức kinh nghiệm thông qua các cuộc hội thảo, tọa đàm và giao lưu;

- Kiểm định theo ACBSP tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp và cơ hội lãnh đạo cho giảng viên và cán bộ quản lý khi triển khai đánh giá theo chuẩn đầu ra và khi tham gia đội ngũ đánh giá chất lượng cho các trường đại học;

- Tăng cường khả năng phục vụ cho sinh viên nhờ sự tập trung vào hiệu suất chất lượng;

- Tình trạng được kiểm định đòi hỏi sự nỗ lực trong việc cung cấp thiết bị, phần mềm và các tài nguyên học tập tốt cho sinh viên.

3. Đối với sinh viên:

- Mang lại lợi thế cạnh tranh trong quá trình tuyển dụng;

- Sẵn sàng vươn ra thế giới;

- Cơ hội việc làm toàn cầu với năng lực vững vàng;

- Thích nghi nhanh với những biến đổi của xã hội.

4. Đối với cộng đồng:

- Tình trạng được kiểm định theo chuẩn ACBSP thể hiện năng lực của Nhà trường trong việc phục vụ xã hội và trách nhiệm với cộng đồng;

- Kiểm định tạo ra động lực nâng cao mức độ phù hợp với tính chất của giảng viên với chương trình đào tạo và các môn học để phục vụ Nhà sử dụng lao động một cách tốt nhất.

Giáo sư William Hamby – Chuyên gia cấp cao của ACBSP

Tiếp đến là phần chia sẻ của TS. Vũ Văn Ngọc với nội dung “Quy trình, mục tiêu kiểm định chất lượng theo chuẩn ACBSP - Những lợi ích kiểm định ACBSP mang lại: Kinh nghiệm từ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân”. Đây là một trong những nội dung Tọa đàm được các Thầy Cô mong đợi và đánh giá cao, bởi lẽ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã thực hiện kiểm định thành công 18 CTĐT theo chuẩn ACBSP, TS. Vũ Văn Ngọc là một trong những người trực tiếp chỉ đạo quá trình viết báo cáo cũng như thực hiện quy trình kiểm định do đó những chia sẻ của TS. Vũ Văn Ngọc thực sự mang lại hiệu quả thiết thực với các Thầy Cô của Nhà trường.

Tiến sĩ Vũ Văn Ngọc - Viện trưởng Viện đào tạo tiên tiến chất lượng cao và POHE, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Tọa đàm dành nhiều thời gian để các Thầy Cô trao đổi với Giáo sư William Hamby và Tiến sĩ Vũ Văn Ngọc những nội dung, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện viết báo cáo cũng như quy trình kiểm định chất lượng theo chuẩn ACBSP.

Một số hình ảnh tại buổi Tọa đàm:


TTĐBCLGD

FullName Email
Address Security code YWODYE
Content