New Gioi Thieu
 Search

Phiên hỗ trợ kỹ thuật "Điều chỉnh vả cải thiện các chương trình kinh doanh, góc nhìn từ các bên liên quan"

Tiếp tục chuỗi các sự kiện do PHER tổ chức thực hiện trong năm 2024, ngày 27/8/2024, tại Trường Đại học Kinh tế đã diễn ra buổi Tọa đàm “Điều chỉnh và cải thiện các chương trình kinh doanh góc nhìn từ các bên liên quan”.


Tham sự sự kiện có các chuyên gia đại diện Dự án PHER - là các diễn giả đến từ Trường Đại học Kinh tế quốc dân: TS. Vũ Văn Ngọc - Viện trưởng, Viện Đào tạo tiên tiến chất lượng cao và POHE - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, TS. Phạm Đan Khánh - Phó Viện trưởng, Viện Đào tạo tiên tiến chất lượng cao và POHE - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

TS. Vũ Văn Ngọc - Viện trưởng, Viện Đào tạo tiên tiến chất lượng cao và POHE

Về phía Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN tham dự Tọa đàm có TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy - Trưởng khoa Kế toán - Kiểm toán, Tổ trưởng Tổ triển khai ACBSP của trường; ThS. Đào Thị Thanh Huyền - Giám đốc Trung tâm ĐBCLGD; Cùng các Thầy Cô lãnh đạo các Khoa/Viện, đại diện các Nhóm viết báo cáo Tự đánh giá của các Khoa/Viện có CTĐT kiểm định theo chuẩn ACBSP.

Tại Tọa đàm TS. Phạm Đan Khánh đã chia sẻ mục đích của việc lấy ý kiến phản hồi các bên liên quan trong điều chỉnh và cải thiện CTĐT, cụ thể:

- Đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả: Sinh viên, giảng viên, và các bên liên quan có cái nhìn thực tế về hiệu quả của chương trình hiện tại. Lấy ý kiến phản hồi giúp đảm bảo rằng các thay đổi sẽ đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của họ, từ đó làm cho chương trình đào tạo trở nên phù hợp hơn.

- Cải thiện chất lượng: Phản hồi từ những người trực tiếp tham gia và trải nghiệm chương trình sẽ cung cấp thông tin quý giá để cải thiện chất lượng giảng dạy, nội dung học phần, và phương pháp đánh giá.

- Tăng tính minh bạch và công bằng: Việc tham khảo ý kiến các bên liên quan trước khi điều chỉnh chương trình giúp tăng tính minh bạch, làm cho quá trình điều chỉnh trở nên công khai và công bằng hơn.

- Đáp ứng yêu cầu của các tiêu chuẩn và quy định: Nhiều cơ quan giáo dục và kiểm định yêu cầu các trường phải tham khảo ý kiến từ các bên liên quan khi có thay đổi chương trình đào tạo, nhằm đảm bảo chương trình tuân thủ các tiêu chuẩn giáo dục.

- Khuyến khích sự tham gia và cam kết: Khi các bên liên quan cảm thấy ý kiến của mình được lắng nghe và tôn trọng, họ sẽ cảm thấy có trách nhiệm hơn với chương trình, từ đó tăng cường sự tham gia và cam kết của họ trong việc thực hiện và duy trì chương trình.

Theo đó, trong quá trình điều chỉnh chương trình đào tạo, các bên liên quan cần lấy ý kiến thường bao gồm:

- Sinh viên: Là những người trực tiếp học tập và trải nghiệm chương trình, ý kiến của sinh viên rất quan trọng để đánh giá tính thực tiễn và phù hợp của chương trình.

- Giảng viên: Những người tham gia giảng dạy có hiểu biết sâu sắc về nội dung, phương pháp giảng dạy, và khả năng áp dụng thực tế của chương trình.

- Cựu sinh viên: Họ có thể cung cấp góc nhìn từ trải nghiệm sau khi tốt nghiệp, đặc biệt về tính hữu ích của chương trình trong công việc và cuộc sống.

- Nhà tuyển dụng và doanh nghiệp: Những người sử dụng lao động có thể cung cấp thông tin về nhu cầu thị trường lao động, kỹ năng và kiến thức mà sinh viên cần có để thành công trong môi trường làm việc.

- Quản lý học vụ và các nhà quản lý giáo dục: Những người này có cái nhìn toàn diện về chương trình và có trách nhiệm đảm bảo chương trình tuân thủ các tiêu chuẩn giáo dục cũng như phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức.

- Chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn: Các chuyên gia hoặc học giả có thể đóng góp ý kiến về tính cập nhật và chuẩn mực của chương trình theo các xu hướng và phát triển mới nhất trong lĩnh vực.

- Cơ quan kiểm định và các tổ chức giáo dục: Đảm bảo rằng chương trình đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định của các cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục.

Việc lấy ý kiến từ những đối tượng này giúp đảm bảo rằng chương trình đào tạo sẽ được điều chỉnh một cách toàn diện và phù hợp với nhu cầu của tất cả các bên liên quan.

Ngay sau phần chia sẻ của TS. Phạm Đan Khánh, TS. Vũ Văn Ngọc cũng khẳng định các bên liên quan có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục đào tạo của mỗi CSGD. Đánh giá, nhận định và định vị đúng vị trí của các bên liên quan góp phần vào thành công không chỉ của người học mà còn nâng cao vị trí, vai trò của chính CSGD đó.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã phối hợp với các bên liên quan tạo nên một hệ sinh thái giáo dục đại học đa chiều và phong phú, giúp người học phát triển không chỉ về kiến thức mà còn về kỹ năng và phẩm chất đạo đức. 

 Các Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN tham dự Tọa đàm

 Trao đổi tại sự kiện, TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy cho rằng, buổi hỗ trợ này thực sự có giá trị với các Thầy Cô của Trường, đặc biệt trong giai đoạn các Khoa/Viện đang thực hiện điều chỉnh các CTĐT. 

  Các ý kiến trao đổi của các Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế cũng được các chuyên gia giải đáp thỏa đáng tại Tọa đàm này.

Một số hình ảnh tại buổi Tọa đàm:

TS. Nguyễn Thị Hồng Thúy, Trưởng Khoa KTKT, Tổ trưởng Tổ triển khai kiểm định chất lượng theo chuẩn ACBSP của trường
TS. Phạm Đan Khánh, Phó Viện trưởng, Viện Đào tạo tiên tiến chất lượng cao và POHE
    Các Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN tham dự Tọa đàm

TTĐBCLGD

FullName Email
Address Security code RIWYXF
Content